Dự báo xu hướng phát triển dịch vụlogistics trong thời gian tới

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 70 - 71)

Dịch vụ logistics là ngành mang tính quốc tế cao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động. Hiện nay, các nước phát triển đang từng bước thực hiện E- Logistics, green logisitics, E-Documents... và ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây, cơng nghệ Blockchain... Trong điều kiện CMCN 4.0, đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi...Do đó, logistics Việt Nam cũng phải hịa nhập quốc tế, điều đó có nghĩa là logistics Việt Nam cũng phải được phát triển theo xu hướng phát triển của logistics thế giới.

1) Sự phát triển của 3PL và 5PL

Phát triển và phổ biến dịch vụ logistics 3PL và 5PL sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như ảnh hưởng tích cực từ quy trình vận hành rõ ràng và chi phí thấp. Việc thuê dịch vụ từ bên ngoài hay kết hợp thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào những điểm mạnh khác của mình, kết hợp việc vận hành logistics hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Hơn nữa, 3PL và 5PL cịn giúp cơng ty linh hoạt hơn về việc lựa chọn địa điểm, quản lý hàng tồn kho, duy trì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu, từ đó giúp phục vụ kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường logistics. Sự phổ biến của dịch vụ Logistics thuê ngoài (3PL) và E-logistics – Logistics trên nền tảng thương mại điện tử (5PL) hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường Logistics Việt Nam trong thời gian tới.53

2) Thay đổi mơ hình từ mơ hình logistics truyền thống sang logistics hiện đại/logistics xanh (Green logistics)

52 Website Nghiên cứu lập pháp – Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn sắp tới.

70

- Logistics xanh là cách tiếp cận quản lý các hoạt động logistics nhằm giảm tác động lên mơi trường của việc phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển. Mục đích cơ bản của việc thực hiện logistics xanh là tạo ra giá trị bền vững khi cân bằng giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và việc bảo vệ môi trường.

- Tại Việt Nam, từ năm 2012, phát triển kinh tế xanh đã được đề cập ở nhiều văn bản trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh,54Luật Bảo vệ Môi trường,55Đề án thúc đẩy mơ hình kinh tế chia sẻ.56

- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới môi trường, gây nên ơ nhiễm, biến đổi khí hậu. Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi mơ hình logistics truyền thống sang logistics hiện đại hay logistics xanh, hướng tới sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, giảm tiếng ồn, rác thải và khí thải để góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững.57

- Logistics xanh sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh bền vững của mình. Do đó có thể nói, logistics xanh sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội. Tuy nhiên, logistics xanh yêu cầu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp. Nếu thiếu chỉ một yếu tố trong hệ thống thì logistics xanh sẽ khơng đạt được hiệu quả58.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)