Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam ở Việt Nam có khoảng những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.
Về mua bán sáp nhập (M&A), các DN logistics Việt Nam đang được các công ty nước
ngồi quan tâm, nhất là sau khi có trào lưu một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu muốn rút khỏi thị trường Trung Quốc để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng một thị trường. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và thận trọng. Khó khăn là thiếu những doanh nghiệp lớn để nước ngồi hợp tác thực sự. Ví dụ như Emergent Cold Vietnam và Preferred Freezer (Quận 7) vừa có quyết định sáp nhập với Lineage Logistics, tập đoàn lớn nhất thế giới về chuỗi cung ứng lạnh đã nêu phần trên.
Xét theo số lượng và loại hình dịch vụ logistics cung cấp, các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics trên thị trường đang cung cấp từ 02 đến 17 dịch vụ logistics khác nhau, chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Khoảng 50 - 60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình cơng nghệ khác nhau, tùy quy mơ và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. Tiếp tục xu hướng trong năm 2020 là sự gia tăng mạnh mẽ của loại hình dịch vụ logistics phục vụ thương mại điện tử. Số lượng các công ty tham gia vào khâu giao hàng chặng cuối phục vụ cho thương mại điện tử tăng lên nhanh, đặc biệt là thương mại điện tử hàng rời, giá trị đa dạng và hàng ăn uống.
Xét theo số lượng doanh nghiệp, thị trường logistics Việt Nam đang thu hút khoảng
30.000 doanh nghiệp (bao gồm lĩnh vực vận tải, kho bãi, bưu chính, chuyển phát). Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống (59,02%), tiếp đó là doanh nghiệp kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (33,26%), còn lại là doanh nghiệp vận tải đường thủy (5,27%), vận tải hàng khơng (0,02%) và doanh nghiệp bưu chính chuyển phát (2,34%). Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu Orbis Research, về bản chất, hầu hết doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ logistics giá trị gia tăng thấp, 90% có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chỉ khoảng 5% có số vốn trong khoảng 10- 20 tỷ đồng, còn lại là hơn 20 tỷ đồng. Bên cạnh các doanh nghiệp nội địa, có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, với các thương hiệu lớn như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics.... Cịn theo thống kê của VLA thì thị trường Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp logistics.
Nhìn chung trong giai đoạn qua, các doanh nghiệp logistics đã gia tăng đáng kể vể số lượng. Với việc mở cửa hoàn toàn dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải theo cam kết WTO vào năm 2014, thị trường logistics Việt Nam xuất hiện nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài. Hệ quả có thể nhìn thấy rõ ràng là xu hướng M&A. Khá nhiều doanh nghiệp logistics Việt đã bán lại toàn bộ hoặc một phần cho các cơng ty nước ngồi. Chất lượng dịch vụ của các công ty nước ngồi nhìn chung tốt hơn của các cơng ty Việt Nam, tuy nhiên giá cả dịch vụ logistics cao hơn.
32
Bảng 1-5: TOP 10 doanh nghiệp logistics và vận tải và uy tín năm 2019
Nhóm ngành giao nhận, kho bãi
và chuyển phát Nhóm ngành vận tải hàng hóa
- Cơng ty CP Bưu chính Viettel - Cơng ty CP Gemadept
- Tổng cơng ty Bưu Điện Việt Nam
- Công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gịn
- Cơng ty CP Giao nhận toàn cầu DHL (Việt Nam) - Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần - Công ty CP Transimex;
- Công ty TNHH Expeditors Việt Nam - Công ty CP Kho vận miền Nam - Công ty CP Hợp nhất quốc tế
- Tổng cơng ty CP Vận tải dầu khí - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
- Công ty Vận tải dầu khí Thái Bình Dương - Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex - Công ty CP Vận tải xăng dầu Vitaco - Cơng ty CP Vận tải sản phẩm khí quốc tế - Cơng ty CP Vận tải thủy Tân Cảng - Tổng công ty CP Đường sông miền Nam - Công ty CP Vận tải xăng dầu Vipco - Công ty CP Vận tải 1 Traco
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo logistics Việt Nam các năm 2018, 2019