Các bài học kinh nghiệm từ Thái Lan

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 55 - 57)

3.2. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan

3.2.3. Các bài học kinh nghiệm từ Thái Lan

Đối với lĩnh vực vận tải

Thứ nhất: Thái Lan đang theo đuổi việc nâng cấp và mở rộng hệ thống vận tải đường

sắt. Đây chính là một phần quan trọng trong chương trình chi tiêu cho cơ sở hạ tầng 100 tỷ USD được hoạch định trong Kế hoạch 2015-2020 của Bộ Giao thông vận tải. với tổng mức đầu tư ước tính là 1.796 triệu Baht (54 tỷ USD). Mục tiêu chính là mở rộng và cải thiện các kết nối phía Bắc với phía Nam và cuối cùng là kết nối Singapore với Cơn Minh (Trung Quốc), phía Đơng và Tây, nối Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Việt Nam có thể tham khảo ý tưởng này của Thái Lan để đưa ra những quyết sách phù hợp tương tự bởi hiện nay hệ thống đường sắt của nước ta đã vô cùng lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được đầu tư xứng đáng cũng như chưa đóng góp đáng kể vào thị phần logistics.

Thứ hai: Tình trạng tắc nghẽn của Thái Lan, đặc biệt là tại Bangkok đang gây cản trở

và ở mức độ nào đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để giải quyết vấn đề này, Thái Lan đã có kế hoạch đầu tư 8,63 tỷ USD để mở rộng và sửa chữa cũng như xây mới đường cao tốc. Ngoài ra, quốc gia này cũng sẽ đưa vào sử dụng sáu tuyến đường sắt đô thị mới (dài 200km) dưới sự quản lý của Công ty tàu điện ngầm Thái Lan (Mass Rapid Transit Authority of Thailand) (Post, 2018). Từ bài học của Thái Lan hiện nay, Việt Nam có thể sớm điều chỉnh quy hoạch, có chiến trưởng phát triển giao thơng đơ thị hợp lý cho thời kỳ 2021- 2030, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Thứ ba: Đối với vận tải hàng khơng, có thể thấy rằng, các hãng hàng khơng giá rẻ hiện

đang là một phần quan trọng của thị trường và ngày càng được coi là động lực thúc đẩy tăng 32 Nguồn: http://logistics.gov.vn/nganh-hangthi-truong/thai-lan-muc-tieu-giam-chi-phi-logistics-xuong-con-12-gdp-trong- 5-nam-toi

55

trưởng kinh tế Thái Lan. Năm 2015, thị phần các hãng hàng không giá rẻ chiếm 42% tổng thị trường… Trong khi một số hãng hàng không giảm giá gặp phải vấn đề thì một số hãng khác vẫn tiếp tục phát triển đã dẫn tới kỷ lục mới về tốc độ tăng trưởng lưu lượng hành khách tại sáu sân bay chính của Thái Lan bắt nguồn từ việc quốc gia này ồ ạt trao chứng chỉ nhà khai thác hàng không (AOC) cho các hãng hàng không giá rẻ (khoảng 60 giấy phép). Tuy nhiên, công suất sân bay của Thái Lan đang ở mức giới hạn và hiện không thể đáp ứng được lượng khách du lịch quá lớn (Post, 2018)33. Chính vì vậy, Thái Lan đã bị Tổ chức Hàng khơng Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) hạ cấp; nhiều hãng hàng không giá rẻ hiện đang phải đối mặt với một số rắc rối như hoạt động bay bị gián đoạn, vi phạm các quy định về an tồn bay, nợ chưa thanh tốn… Thực trạng q tải của các sân bay Thái Lan hiện cũng đang là vấn đề mà ngành hàng khơng Việt Nam đang gặp phải. Do đó, Việt Nam có thể tham khảo cách thức mà quốc gia này đã sử dụng để vượt qua khó khăn, trở ngại từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình nước ta.

Đối với lĩnh vực logistics

Thứ nhất: Thái Lan đang được xác định là trung tâm giao thông của khu vực sông Mê

Công và là cửa ngõ ra thế giới của Myanmar, Lào và Campuchia. Ngoài ra, với sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế Châu Á (AEC), vị thế của Thái Lan như một trung tâm giao thông cho Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) cũng đang được củng cố. Hiện nay, phương thức vận tải thương mại quốc tế chính của Thái Lan vẫn là vận tải biển trong khi đó vận tải đường bộ đứng thứ hai. Bằng sự liên kết và hợp tác của các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Công đã tạo thành nhiều hành lang kinh tế, đưa Thái Lan trở thành trung tâm giao thông đường bộ của khu vực. Cụ thể: chúng bao gồm tuyến thương mại R12 nối Thái Lan với Việt Nam và miền Nam Trung Quốc; tuyến đường R9 nối bờ biển Thái Bình Dương của Việt Nam với bờ Tây Ấn Độ Dương; tuyến R3 nối miền Nam Trung Quốc với lục địa ASEAN và xa hơn về phía Nam với Malaysia và Singapore; tuyến đường R1 kéo dài từ Myanmar đến Việt Nam. Tất cả các liên kết đường bộ này đều đi qua Thái Lan, góp phần thúc đẩy đáng kể thương mại biên giới giữa Thái Lan và các nước láng giềng34. Với vị trí địa chiến lược ở khu vực Đơng Nam Á, Việt Nam hồn tồn có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan để hình thành các kết nối cho ngành logistics như kết nối trong hành lang kinh tế Đông Tây35.

Thứ hai: Các Kế hoạch Phát triển Logistics Quốc gia đầu tiên và thứ hai đã giúp Thái

Lan đạt được các kết quả đáng khích lệ. Điều này được chứng minh bằng việc chi phí logistics của quốc gia này có xu hướng giảm trong 10 năm qua. Các cơ quan của Thái Lan đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các kế hoạch logistics quốc gia như phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, các đặc khu kinh tế, cửa ngõ giao thương quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý logistics trong lĩnh vực sản xuất và tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics khác… Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan trong các chính sách phát triển hạ tầng và giảm chi phí logistics nhằm cải thiện vị trí và gia tăng hơn nữa năng lực cạnh tranh cho ngành logistics khi hầu hết các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan đều đang giữ những 33 Post, T. A. (2018, January 21). theaseanpost.com/spotlight. Retrieved October 16, 2020, from theaseanpost.com: https://theaseanpost.com/article/maintaining-sustainability-tourism-thailand

34 https://siam-shipping.com/thailands-logistics-challenge/

35 Đây là một tuyến giao thơng đường bộ dài 1.450 km, có cực Tây là thành phố cảng Mawlamyine (Myanmar), đi qua Thái Lan, Lào và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam).

56

thứ hạng cao hơn Việt Nam trong bảng xếp hạng Hiệu suất Logistics của WB. Hệ thống logistics của Thái Lan với cơ sở hạ tầng cơ bản tốt, giao hàng đúng hạn, quy hoạch tốt, hệ thống quản lý hiệu quả và ứng dụng cơng nghệ hiện đại là mơ hình đáng để Việt Nam tham khảo.

Thứ ba: Thái Lan hiện đang được xem là quốc gia có tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực

sản xuất ô tô ở khu vực ASEAN. Đến năm 2020, Thái Lan đặt mục tiêu sản xuất hơn 3,5 triệu đơn vị xe để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên thị trường ơ tơ tồn cầu36. Với Thái Lan, ngành công nghiệp ơ tơ mới nổi chính là cơ hội cho dịch vụ logistics theo hợp đồng. Việt Nam hiện nay cũng đang nỗ lực rất lớn để gia nhập vào chuỗi các trung tâm sản xuất ô tô ở khu vực sau Thái Lan, Malaysia và Indonesia, do đó, có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan để đưa ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng như dịch vụ logistics phát triển.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)