3.2. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan
3.2.1. Chiến lược, chính sách phát triển vận tải, logistics
Giống với Việt Nam, Thái Lan cũng xây dựng các Kế hoạch phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia (National Social and Economic Development Plans) nhằm định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện tại, Thái Lan đã xây dựng được 11 kế hoạch, trong đó có nhiều nội dung liên quan tới hoạt động vận tải, logistics cụ thể như sau:
- Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội quốc gia lần thứ mười (2007-2011) (NESDP,
2007)
Kế hoạch này xác định một số mục tiêu, định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và quản lý logistics hiện đại, hiệu quả như sau:
(1) Thiết lập mạng lưới logistics tích hợp trong nước và kết nối mạng lưới này với mạng lưới quốc tế bằng cách phát triển các hình thức vận tải đa phương thức, trung chuyển và các trung tâm phân phối hàng hóa;
(2) Thúc đẩy các phương thức và phương pháp vận tải tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là vận tải đường bộ, đường thủy và đường ống, cùng với việc điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực giao thông theo hướng chi phí thấp; và
29 Engaging the private sector in transport and logistics planning and policy making : options for Vietnam (nguồn: https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-reports/documentdetail/135561468319735241/engaging-the- private-sector-in-transport-and-logistics-planning-and-policy-making-options-for-vietnam)
49
(3) Phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở Bangkok nhằm tạo thuận tiện, nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm thời gian và giảm tiêu thụ năng lượng.
- Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội quốc gia lần thứ mười một (2012-2016)(NESDP, 2012b)
Điểm đáng chú ý là kế hoạch này thể hiện quan điểm rõ ràng của Thái Lan trong việc phát triển giao thông vận tải từ chỗ chỉ chú ý vận tải đường bộ sang các phương thức vận tải thay thế khác. Theo đó, chú trọng hơn vận tải đường sắt và đường thủy cho mạng lưới giao thông liên thành phố và phát triển hệ thống giao thông công cộng cho Bangkok.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải Thái Lan đã ban hành Quy hoạch tổng thể giao thông và vận tải
quốc gia Thái Lan 2011-2020 (The National Transport and Traffic Master Plan 2011-2020)
(OTP, 2011a) trong đó đã xác định tầm nhìn là Hướng tới giao thông bền vững cũng như các mục tiêu, chiến lược, kết quả và các chỉ số hoạt động chính. Sáu mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT gồm:
(1) Biến Thái Lan trở thành trung tâm kết nối,
(2) Cung cấp hệ thống giao thông hiệu quả, dịch vụ và khả năng tiếp cận các khu kinh tế và cộng đồng ở mức độ tốt;
(3) Cải thiện và tăng cường sự an toàn trong vận tải hành khách và hàng hóa; (4) Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và giao thông thân thiện với môi trường,
(5) Nâng cấp khả năng tiếp cận và tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
(6) Tăng tính cơ động trong hoạt động di chuyển của hành khách và vận chuyển hàng hóa.
- Các chiến lược cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông ở Thái Lan (2015-2022) (OTP, 2015)
Các chiến lược này được ban hành từ năm 2015 đến nay, nhằm giải quyết một số thách thức bao gồm:
(1) chuyển đổi phương thức từ vận tải đường bộ sang các phương thức thay thế có chi phí vận tải thấp hơn;
(2) sự kết nối của các quốc gia láng giềng;
(3) sự di chuyển của người và hàng hóa trong cả nước và
(4) tăng cường các luật và quy định liên quan đến dịch vụ vận tải và logistics.
- Các chính sách phát triển logistics
50
(1) Chính phủ thực hiện việc xây dựng hai Chiến lược Phát triển Logistics (Logistics Development Strategies) gồm Chiến lược Phát triển Logistics giai đoạn 2007-2011 và Quy hoạch Chiến lược Phát triển Logistics giai đoạn 2013-2017.
(2) Hội đồng Đầu tư Thái Lan (Thailand Board of Investment - BOI) đã ban hành nhiều chính sách khác nhau thơng qua việc cung cấp các gói ưu đãi thuế và phi thuế đối với các dự án logistics, ưu đãi chung và hỗ trợ liên quan đến thị thực thông minh và giấy phép lao động để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của hạ tầng logistics và giao thông tại Thái Lan. BOI cũng tiến hành việc bổ sung thông tin về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực logistics trên website cũng như liên hệ với bất kỳ các căn phịng của BOI trên tồn thế giới.
(3) Bộ Giao thông vận tải Thái Lan đã xây dựng Kế hoạch Phát triển Hạ tầng giai đoạn 2015-2020 kêu gọi đầu tư ít nhất 1,8 nghìn tỷ Baht (51 tỷ USD) cho 20 dự án lớn ở tất cả các phương thức vận chuyển bao gồm đường bộ, đường sắt.
(4) Chính phủ Thái Lan đang tiến hành các bước mạnh hơn để tăng hiệu quả hoạt động logistics bằng cách kết hợp logistics điện tử, áp dụng thủ tục hải quan khơng giấy tờ đối với hàng hóa qua biên giới khu vực GMS, thành lập Trung tâm Dịch vụ Xuất khẩu Một cửa gồm 17 tổ chức xuất khẩu nhà nước và tư nhân nhằm giảm thời gian cần thiết để có được xuất khẩu tài liệu và tham vấn.