2.2. Đánh giá chung thực hiện chiến lược
2.2.1. Về phát triển dịch vụlogistics
Các kết quả đạt được
Thống kê kết quả hoạt động dịch vụ logistics tính đến tháng 6/2020 và so sánh các kết quả đó với mục tiêu của Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011) như sau:
Bảng 1. Các chỉ tiêu được đặt ra trong Chiến lược đến năm 2020 và kết quả thực hiện
TT Mục tiêu Theo Chiến lược Thực hiện (6/2020) 01 Tốc độ phát triển thị trường logistics 20-25% 14-16% 02 Tỉ lệ thuê ngoài 40% 60-70% - DN sản xuất: 62% - DN bán buôn: 56%
Nguồn: Quyết định 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011; Sách trắng logitsics Việt Nam (2018); Báo cáo logisics Việt Nam (2018, 2019); Thống kê vận tải và logistics 2018
Hình 2-1: Tỷ lệ % chi phí logistics tương đương GDP của Việt Nam so với các khu vực, 2017 – 2018
41
Nguồn: Armstrong & Associates March 6, 2020
Bảng 2-1: Điểm và mức độ xếp hạng năng lực logistics (LPI) của Việt Nam so với khu vực năm 2018 Điể m của LPI Thứ hạn g LPI
Hải quan Hạ tầng Vận tải quốc tế
Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics Khả năng theo dõi và truy suất hàng hóa Thời gian (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) A ASEAN 3,02 62 2,79 66 2,80 71 3,03 61 3,01 62 3,09 63 3,40 66 1 Singapore 4,00 7 3,89 6 4,06 6 3,58 15 4,10 3 4,08 8 4,32 6 2 Thailand 3,41 32 3,14 36 3,14 41 3,46 25 3,41 32 3,47 33 3,81 28 3 Vietnam 3,27 39 2,95 41 3,01 47 3,16 49 3,40 33 3,45 34 3,67 40 4 Malaysia 3,22 41 2,90 43 3,15 40 3,35 32 3,30 36 3,15 47 3,46 53 5 Indonesia 3,15 46 2,67 62 2,90 54 3,23 42 3,10 44 3,30 39 3,67 41 6 Philippines 2,90 60 2,53 85 2,73 67 3,29 37 2,78 69 3,06 57 2,98 100 7 Brunei 2,71 80 2,62 73 2,46 89 2,51 113 2,71 77 2,75 88 3,17 80 8 Lao PDR 2,70 82 2,61 74 2,44 91 2,72 85 2,65 83 2,91 69 2,84 117 9 Cambodia 2,58 98 2,37 109 2,14 130 2,79 71 2,41 111 2,52 111 3,16 84 10 Myanmar 2,30 137 2,17 131 1,99 143 2,20 144 2,28 128 2,20 143 2,91 108 B Trung Quốc 3,71 22 3,52 21 3,81 19 3,59 17 3,70 23 3,75 22 3,90 26 1 Hong Kong 3,92 12 3,81 9 3,97 15 3,77 8 3,93 12 3,92 15 4,14 15 12.70% 14.50% 8.50% 15.00% 13.00% 16.80% 8.50% 15.00% 13.40% 8.40% 12.10% 10.70% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% Chi phí logistics
Châu Á -Thái Bình Dương Trung Quốc Singapore
Thái Lan Malaysia Việt Nam
Châu Âu Châu Phi Trung Đông
42 2 China 3,61 26 3,29 31 3,75 20 3,54 18 3,59 27 3,65 27 3,84 27 3 Taiwan 3,60 27 3,47 22 3,72 23 3,48 24 3,57 30 3,67 25 3,72 35 C Trung bình tồn cầu 2,87 160 2,67 160 2,72 160 2,83 160 2,82 160 2,90 160 3,24 160
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2018)
Có thể nói, ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng ngày càng trở thành ngành có vai trị thiết yếu, là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho sự phát triển thương mại từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2019, khu vực dịch vụ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao (so với các nước trong khu vực) và đạt bình quân khoảng 6,9%/năm (cao hơn tăng trưởng của nền kinh tế, khoảng 6,3%/năm). Tăng trưởng của ngành dịch vụ có tăng nhẹ theo giai đoạn, giai đoạn 2011-2015, đạt bình quân 6,7%/năm; giai đoạn 2016-2019, đạt bình quân 7,2%/năm. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 6,42%, trong đó ngành dịch vụ tăng 7,52%, riêng lĩnh vực logistics (vận tải và kho bãi) tăng 4,9%. Đến năm 2019, đạt tỷ lệ tương ứng là 7,02%, 7,3% và 9,1%. Trong 09 tháng đầu năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19 và đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung khiến GDP của Việt Nam giảm sâu và chỉ đạt 2,62%, trong đó, ngành dịch vụ chỉ đạt 2,75%, riêng lĩnh vực vận tải và kho bãi giảm khoảng 4 điểm % so với cùng kỳ năm 201920.
Kết quả tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ logistics giai đoạn 2015-2020 đạt
14%-16%/năm. So với mục tiêu chiến lược đề ra, thì mục tiêu tăng trưởng của ngành logistics vẫn chưa đạt được.
Xếp hạng logistics của Việt Nam so với thế giới có sự cải thiện đáng kể về thứ bậc. Theo thống kê, năm 2010 giá trị trị ngành dịch vụ của cả nước đạt 797 nghìn tỷ đồng, trong đó lĩnh vực logistics (dịch vụ vận tải và kho bãi) đạt 62 nghìn tỷ đồng; đến năm 2019 đạt tương ứng 2.514 nghìn tỷ đồng và 168 nghìn tỷ đồng21. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, quy mô nền kinh tế của cả nước ước đạt 4.170 nghìn tỷ đồng, trong đó ngành dịch vụ đạt 1.782 nghìn tỷ đồng, riêng logistics đạt 107 nghìn tỷ đồng22. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (3/2019)23 trong giai đoạn từ 2012-2018, bình quân thứ hạng logistics Việt Nam đạt ở vị trí 45 so với 160 quốc gia được điều tra, với số điểm bình quân 3,16 điểm và hiệu suất cao nhất đạt 75,5%. Điểm tổng thể logistics Việt Nam24, năm 2010 ở mức 2,96 điểm và đạt cao hơn bình qn của tồn cầu (khoảng 2,87 điểm), đến năm 2018 đạt 3,27 điểm, nhưng lại đạt thấp hơn bình qn tồn cầu (2,87 điểm). Thứ hạng tổng thể năng lực logistics Việt Nam đạt từ 53 năm 2010, lên 39 năm 2018,
20 Báo cáo KTXH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020 của Bộ Kế hoạch-Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48093&idcm=293)
21 Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch-Đầu tư
22 Báo cáo KTXH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020 của Bộ Kế hoạch-Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48093&idcm=293)
23 WB 2018: Connecting to Compete 2018: Trade Logistics in the Global Economy. The Logistics Performance Index and Its Indicators 24 https://lpi.worldbank.org/international/global?sort=asc&order=LPI%20Score#datatable
43
tăng 14 bậc sau 8 năm và có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.
- Tình hình phát triển dịch vụ 3PL: theo Báo cáo logistics 2019, 3PL tiếp tục là phương thức cung cấp phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Song số lượng doanh nghiệp cung cấp theo phương thức này chỉ chiếm khoảng 16% và chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Một số cơng ty lớn trong nước như Gemadept, Transimex, Vinatrans, ... cũng đang hướng đến các dịch vụ logistics tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức hoạt động theo mơ hình 3PL thơng qua hình thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, đặc biệt là kho bãi hoặc các trung tâm phân phối logistics. Nhìn chung dịch vụ 3PL vẫn ở giai đoạn đầu, còn nhiều dư địa phát triển.
Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai hoạt động dịch vụ logistics trong giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam như sau:
- Tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam có chiều hướng tăng nhưng chưa bền vững - Chi phí dịch vụ logistics ở nước ta cịn khá cao so với các nước trong khu vực, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hố Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung
Một số nguyên nhân của các tồn tại trên là:
- Công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn cịn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau;
- Cơ sở hạ tầng giao thơng, thương mại, cơng nghệ thơng tin cịn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực;
- Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và logistic chưa thực sự hiệu quả, làm suy yếu hiệu quả của thương mại điện tử, đồng thời mất đi cơ hội của doanh nghiệp logistics
- Đặc biệt, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới…
- Chưa có các doanh nghiệp lớn, cung ứng đồng bộ các dịch vụ logistics (90% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh liên quan đến logistics có vốn dưới 10 tỷ đồng).
- Doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ chủ yếu tập trung tại một số cảng, cửa khẩu, nơi có hệ thống đường bộ thuận lợi .
2.2.2. - Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu.Về việc xây dựng và hồn thiện chính sách về logistics
44
Kết quả đạt được
Trong những năm qua, logistics luôn được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Những định hướng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đã giúp hạ tầng logistics được cải thiện đáng kể, ngành logistics nước ta phát triển và hội nhập nhanh chóng. Có thể tóm lược những mặt đã đạt được về mặt chính sách phát triển và hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển như:
* Về chính sách phát triển ngành dịch vụ logistics
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên tồn thế giới, có quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết hiệp định thương mại với 76 quốc gia và duy trì quy chế Tối huệ quốc với 72 quốc gia và vùng lãnh thổ25. Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã ký kết và triển khai hiệu quả 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 3 FTA26. Các FTA mà Việt Nam đã ký kết đã và đang mở ra các cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường rộng lớn của thế giới, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đẩy mạnh rất quyết liệt trong việc tạo thuận lợi cho mơi trường đầu tư , trong đó có lĩnh vực dịch vụ logistics. Có thể kể đến Luật Đầu tư 2014/sửa đổi 2020 và Luật Doanh nghiệp 2014/ sửa đổi 2020, Quyết định số 169/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam đến năm 2025, Quyết định của thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Logistics lần đầu tiên được pháp luật xác định rõ là một ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ở cấp độ 5 (52292), Các Nghị quyết số 19 các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 201927 và Nghị quyết 02 ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, Quyết định của Bộ công thương số 708/QĐ-BCT ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistics…
* Về hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics (cứng, mềm)
Thực hiện Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25/2/2013, của Thủ tướng Chính phủ, về
việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải (GTVT), trong
thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cả xã hội đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT; điều này đã làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng (KCHTGT) đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Nhận thức tầm quan trọng của việc rút ngắn thủ tục hành chính đến việc cắt giảm chi phí logistics cho nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP và ngày 13/6/2013 ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành 25 Website Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Đà Nẵng, đăng ngày 23/5/2020.
26 Website WTO Centre – VCCI, đăng ngày 23/9/2020.
45
chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 30c). Chương trình xác định 6 lĩnh vực triển khai cải cách hành chính là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính. Ngày 04/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Ngày 14 tháng 11 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020.
Ngày 12 tháng 5 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.Mục tiêu của Chương trình là: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020 được các bộ, cơ quan thống kê, tính chi phí tn thủ và cơng bố lần đầu (trước ngày 31/10/2020); đồng thời, giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
Vấn đề kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu lâu nay là rào cản đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện đang được cải cách tích cực. Trước thực trạng đó, ngành Hải quan đã xây dựng Đề án cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
* Về nguồn lực cho phát triển ngành dịch vụ logistics
Nguồn nhân lực cho ngành logistics đã được quan tâm đầu tư, nhưng chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển. Hiện tại, số lượng chuyên gia logistics được đào tạo chuyên nghiệp cịn q ít so với u cầu phát triển. Về nội dung này, trong Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam đến năm 2025 đã xác định rõ một trong các nhiệm vụ trọng tâm cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới cần nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng ngành dịch vụ logistics.
* Về công nghệ thông tin và thương mại điện tử
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử lần đầu tiên được quy định tại Luật Thương mại 1997. Luật này cho phép các hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và các hình thức thơng tin điện tử khác cũng được coi là văn bản28. Đến nay, hàng loạt các đạo luật đã được ban hành tạo thành khung pháp lý cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử như Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thơng tin 2006, Luật Viễn thơng 2009, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, Luật Quảng cáo 2012, Luật Đầu tư 2014/2016, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bên cạnh đó, để định hướng phát triển thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê
46
duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 và gần đây nhất là Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020.
Có thể nói chính sách phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng được quan tâm và gần đây nhất đã được xác định rõ tại các chương trình, đề án như: Đề án chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia