1.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng logistics
1.3.5. Hiện trạng hệ thống các trung tâm logistics
Hiện cả nước chỉ có 50 trung tâm logistics tại 08 tỉnh thành phố, trong đó có 8 trung tâm logistics hạng I, 01 trung tâm hạng II, 01 trung tâm hạng III; 38 trung tâm cấp tỉnh, 01 trung tâm chuyên dụng hàng không và 01 trung tâm chưa phân hạng. Tuy nhiên, hệ thống trung tâm logistics mới được hình thành và phát triển chưa nhiều, khả năng kết nối chưa cao.
- Trung tâm cung ứng dịch vụ vận tải: Bao gồm các trung tâm/các hãng chuyên cung
ứng các dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống... Đến nay, sự gia nhập thị trường của các hãng vận tải đã và đang mở rộng phạm vi của các trung tâm cung ứng dịch vụ logistics. Việt Nam hiện có 03 trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm ASEAN gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm 3 cụm vận tải là Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành… góp phần rất lớn vào sự phát triển ngành logistics nước ta.
- Trung tâm cung ứng dịch vụ logistics đa chức năng: Bao gồm các kho ngoại quan,
các trung tâm kho vận, cảng cạn... các trung tâm này đã cung ứng nhiều dịch vụ phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất, hoạt động thương mại... Tuy nhiên, phân bố dịch vụ kho bãi vẫn còn chênh lệch vùng miền và chủ yếu nằm ở phía Nam với hơn 70% diện tích kho bãi. Khu vực phía Nam: Tân Cảng Sài Gòn, Mapletree, Sotrans, Gemadept, Vinafco, DHL, YCHProtrade, Damco, Transimex, IndoTrans, Draco... Khu vực phía Bắc: Vinafco, Tân Cảng Saigon, Mapletree, Draco, IndoTrans… Riêng từ năm 2018 đến nay có 6 trung tâm logistics lớn được xây mới đưa vào vận hành. Trong đó, miền Bắc có 02 trung tâm phân bố tại tỉnh Hưng Yên, miền Trung có 01 trung tâm tại TP. Đà Nẵng và miền Nam có 3 trung tâm tại các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An. Tổng diện tích các trung tâm khoảng 21,15 ha, trong đó lớn nhất là trên 5 ha và nhỏ nhất là 2 ha. Các trung tâm đa số đều là đa chức năng và phục vụ đa dạng mặt hàng, chỉ có trung tâm tại Long An chuyên về logistics phục vụ ngành ô tô17.
Về quy hoạch trung tâm logistics, ngày 03/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1012/QĐ-TTg về Quy hoạch Phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2030. Theo đó, phát triển các trung tâm logistics trở thành các trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thơng và phân phối hàng hóa.
17 Trung tâm Logistics Thăng Long (Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên) khánh thành tháng 10/2018, với tổng diện tích gần 3 ha gồm hệ thống kho tổng hợp, kho đông lạnh và kho mát đạt chuẩn ISO, HACCP, CT-PAT và các tiêu chuẩn khác theo quy định; có thể phân phối, lưu trữ hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG), hàng thực phẩm tươi sống, hàng hóa nguyên vật liệu... Trung tâm phân phối phức hợp (ICD TC Sóng Thần và cơng ty ITL hợp tác kinh doanh và triển khai đầu tư) khánh thành tháng 03/2019 với tổng diện tích 50.000 m2, đạt tiêu chuẩn hiện đại, khu vực làm hàng thuận lợi. Trung tâm Logistics Phú Mỹ 3 (KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khánh thành tháng 6/2019, với diện tích đất 2,25 ha, tổng mức đầu tư 5,4 triệu USD, gồm các hạng mục: hệ thống kho tổng hợp, kho đông lạnh và kho mát. Trung tâm Auto - logistics VPC chuyên phục vụ hãng sản xuất xe ô tô hàng đầu trên thị trường do KGL làm chủ đầu tư khởi cơng tháng 2/2019, đã đón lơ hàng đầu tiên từ tháng 07/2019. Trung tâm tọa lạc tại Khu công nghiệp Long Hậu, Cần Giuộc, tỉnh Long An, trên diện tích 5,4 ha với sức chứa 2.500 xe ô tô, gồm các hạng mục nhà xưởng, khu vực đỗ xe. Bên cạnh các trung tâm đã khánh thành, đi vào hoạt động, trong năm 2019, một số trung tâm logistics lớn cũng bắt đầu được khởi công xây dựng.
26
Ý thức được tầm quan trọng của logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian qua, cùng với việc thực thi QĐ 200, nhiều tỉnh thành trên cả nước đều xây dựng chiến lược phát triển trung tâm logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay, Hà Nội và nhiều tỉnh khác đã và đang tiến hành lập kế hoạch phát triển các trung tâm logisics kết nối với hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ, các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu sản xuất hàng hóa tập trung…, từ đó hỗ trợ một cách hiệu quả lưu thơng hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Bảng 1-3: Kế hoạch phát triển trung tâm logistics của một số địa phương
TT Tỉnh/TP Nội dung kế hoạch
1 Hà Nội -Xây dựng mới Cảng cạn Hồi Đức quy mơ 17,75 ha Cảng cạn Gia
Lâm quy mô 47,2 ha; định hướng phát triển cảng cạn kết hợp Cảng đường thủy Khuyến Lương
- Trung tâm logistics hạng I quy mô 50 ha tại huyện Sóc Sơn và Trung tâm logistics hạng II quy mô 22 ha tại huyện Phú Xuyên. - Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án (quy mô 46 ha); 9 dự án khác cũng đang được nhà đầu tư nghiên cứu, với tổng diện tích 160 ha...
2 Bình
Thuận
- Trung tâm logistics hạng II với quy mô 20 ha vào năm 2020, mở rộn hơn 120ha vào năm 2030, bán kính phục vụ tối thiểu 50km - Được xem là cửa ngõ quan trọng tiếp chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
3 Hà Tĩnh - Quy hoạch 2 trung tâm logistics lớn đó là: Trung tâm logistics và
dịch vụ hậu cảng Sơn Dương với quy mô 159,74 ha và Trung tâm logistics và dịch vụ hậu cảng Vũng Áng với quy mô 133,32 ha
4 Bà Rịa –
Vũng Tàu
Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ với quy mô: 1.763 ha, gồm các phân khu chính: Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu 984,24 ha; khu nước luồng, khu nước trước bến 455,77 ha; khu năng lượng sạch 197,65 ha; khu nước bến cảng tiềm năng 125,34 ha
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo logistics Việt Nam từ 2017-2019
- Trung tâm logistics thế hệ mới: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu thay
đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên tồn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Hiện nay, Việt Nam đang có một số nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ cao như Blockchain vào hoạt động logistics như áp dụng đại trà e-DO (Giấy giao hàng điện tử) cho các lô hàng lẻ (LCL) và tham gia dự án e-B/L của Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế FIATA. Điển hình như Tân Cảng Sài Gịn đang áp dụng thử nghiệm e-Port, e-DO với một vài hãng tàu...
- Trung tâm phân phối: Thường là các trung tâm chuyển phát nhanh, để đáp ứng nhu
27
nhanh để phân phối phát chuyển hàng hóa tới đa dạng khách hàng ở các vùng miền khác nhau với quy mơ khoảng 10.000 - 20.000 m2, ví dụ như DHL Việt Nam, Kerry Express, ViettelPost...
- Trung tâm hoàn tất đơn hàng: Các doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh vào mảng cung
cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng như DHL e-commerce, TNT, đặc biệt là Kerry Express với 4 trung tâm điều phối và 110 bưu cục khắp cả nước. Lazada - một công ty thương mại điện tử nằm trong Top 3 tại Việt Nam (cùng với Tiki và Shopee) cũng đã đầu tư vào 3 kho lớn ở TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội, với tổng diện tích 22.000 m2 và mạng lưới 34 trung tâm phân phối trên tồn quốc.
Như vậy có thể thấy cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải trong suốt 10 năm qua đã có những bước phát triển về chất cũng như lượng. Hạ tầng đường biển được cải thiện để có thể tiếp đón được các tàu có trọng tải lớn. Đã xuất hiện các khu vực làm hàng hàng không hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các chủ hàng về các chủng loại hàng khác nhau. Hệ thống đường cao tốc ngày càng nhiều, hệ thống đường liên tỉnh, liên xã được xây mới, cải tạo phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến các nơi. Các trung tâm logistics được các doanh nghiệp đầu tư ngày càng bài bản, trong đó phải kể tới hệ thống kho phân phối hàng cho thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, các điểm tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng là cơ sở hạ tầng đường sắt cũng như đường thủy vẫn cịn khơng ít. Mạng lưới đường sắt vẫn chưa được xây mới, hệ thống đường sắt cũ không cho phép tốc độ tàu hỏa cao, điều này hạn chế ít nhiều lượng hàng được chuyên chở bằng đường sắt. Hệ thống cảng thủy nội địa chưa phát triển, luồng lạch còn sa bồi chính là các yếu tố cản trở vận tải thủy nội địa.