2.1. Nội dung chiến lược và chương trình hành động thực hiện chiến lược
2.1.1. Nội dung chiến lược
Ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 175/QĐ-TTg về Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược), theo đó chiến lược phát triển dịch vụ vận tải và logistics được quy định như dưới đây.
a) Định hướng phát triển:
- Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: vận tải và logistics được xếp là 2 trong 10 nhóm ngành dịch vụ quan trọng. Trong đó xác định phát triển đồng bộ các loại hình vận tải đường bộ, đường biển, đường thủy, đường hàng không; huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng và dịch vụ vận tải, logistics.
“Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ”.
b) Phân kỳ, trọng điểm phát triển:
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015:
- Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, bao gồm: dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, dịch vụ khoa học và công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ trong giai đoạn tiếp sau thông qua việc tập trung phát triển có trọng điểm các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” bao gồm: công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020
- Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được tập trung phát triển gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính, lo-gi-stic, hỗ trợ kinh doanh, giáo dục bậc cao, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và du lịch.
c) Định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020:
- Dịch vụ lo-gi-stic:
Coi lo-gi-stic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
38
Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e- logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.
Tốc độ tăng trưởng thị trường lo-gi-stic đạt 20-25% năm. Tỉ lệ thuê ngoài lo-gi-stic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.
- Dịch vụ vận tải:
Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không.
Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
d) Định hướng phát triển theo vùng, lãnh thổ - Vùng biển, ven biển và hải đảo:
Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch biển, đảo. Đầu tư xây dựng các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí. Khai thác tốt tiềm năng phát triển cảng biển, đẩy mạnh và phát triển tốt các hoạt động lo-gi-stic hỗ trợ cho hoạt động hàng hải