1.4.1. Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải giai đoạn 2011-2020 đã có tăng trưởng ngày càng tăng. Tuy nhiên cả năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kinh doanh dịch vụ vận tải của Việt Nam. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vận tải hàng hóa đạt 807,9 triệu tấn hàng vận chuyển, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 790,1 triệu tấn, giảm 8,2% và vận tải ngoài nước đạt 17,8 triệu tấn, giảm 5,3%. Dịch vụ vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, vận tải biển ít chịu ảnh hưởng hơn, đặc biệt vận tải thông qua cảng biển thậm chí tăng trưởng đáng kể về khối lượng hàng hóa vận chuyển.
28 Dịch vụ vận tải Vận tải đường bộ Vận tải đường sắt Vận tải đường không Vận tải thủy nội địa Vận tải đường biển Sản lượng 6 tháng đầu năm 2020 (triệu tấn) 622,74 2,5 132,3 143,91 385,96 Tăng trưởng so cùng kỳ năm 2019 -9% -3% -36% -6% -4,53%
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)
Có thể thấy, hoạt động dịch vụ vận tải, đặc biêt vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt là những ngành dịch vụ chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Mức tăng trưởng của hoạt động vận tải nói chung trong năm 2020 dự kiến thấp hơn nhiều so với năm 2019.
1.4.2. Dịch vụ kho bãi
Dịch vụ kho bãi là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các DN logistics Việt Nam. Vấn đề được quan tâm hiện nay là công nghệ quản lý kho và vốn đầu tư phát triển kho bãi nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và xuất nhập khẩu, nhất là kho đông lạnh và dây chuyền cung ứng hàng đơng lạnh. Một số loại hình dịch vụ kho bãi điển hình trong thị trường logistics hiện nay là:
* Logistics dịch vụ kho bãi đông lạnh và chuỗi cung ứng hàng đông lạnh
Dây chuyền cung ứng lạnh, trong đó chủ yếu là hệ thống kho lạnh đang đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh, rau quả tươi và hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa của nước ta. Tuy nhiên, quy hoạch kho lạnh chưa đồng bộ trong cả nước, chưa đáp ứng được yêu cẩu, mới đáp ứng phần nào kho lạnh, từ 30-35% yêu cầu, chủ yếu tập trung phục vụ xuất nhập khẩu thay vì thị trường nội địa. Dưới đây là thực trạng về hệ thống cơ sở vật chất của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi đông lạnh:
* Dịch vụ kho ngoại quan
Cả nước có 96 kho ngoại quan trên tồn quốc, trong đó có cả kho lạnh. Số lượng chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam và khu vực Hải Phòng-Bắc Ninh, phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp sản xuất. Hiện nay, quy định pháp luật và quy trình nghiệp vụ về cơng tác quản lý hàng hóa gửi kho ngoại quan cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thơng thống đối với loại hình kho ngoại quan để bn lậu, gian lận thương mại. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà sốt, đánh giá tình hình hoạt động các kho ngoại quan trên địa bàn, đề xuất tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động các kho ngoại quan không đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
1.4.3. Dịch vụ giao nhận
Hiện nay, khoảng 80,3% DN logistics của nước ta cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa, dịch vụ này có quan hệ mật thiết với 5 loại hình dịch vụ vận tải và là một
29
trong những dịch vụ được nhiều DN cung cấp nhất, thế mạnh của DN logistics Việt Nam so với các DN nước ngoài tại Việt Nam.
Các DN cung cấp dịch giao nhận, vận tải đang tích cực cơng tác chuyển đổi số ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến như block-chain, điện tốn đám mây, trí tuyệ nhân tạo… vào cơng việc hàng ngày cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cung câp dịch vụ logistics, tìm cách hạ thấp chi phí logistics, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau đại dịch Covid-19.
1.4.4. Dịch vụ khác
Dịch vụ đại lý hải quan tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các DN
logistics. Hiện nay, 87,7% DN cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Chất lượng cung cấp dịch vụ đại lý hải quan đã được nâng lên, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tồn tại lớn nhất của đại lý hải quan hiện nay là nhiều đại lý hải quan chưa được thay mặt chủ hàng dùng chữ ký số của đại lý để thực hiện các công việc kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp ứng yêu cầu.
Dịch vụ ICD: Ngày 25 tháng 5 năm 2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1041/QĐ-
BGTVT công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam. Theo Quyết định này, đến nay Việt Nam có 9 cảng cạn gồm: Cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ), cảng cạn Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh), cảng cạn Tân cảng Hải phịng, cảng cạn Đình Vũ-Quảng Bình, cảng cạn Hồn Thành (Hải Phịng), cảng cạn Long Biên (Hà Nội), cảng cạn Tân cảng Hà Nam (Hà Nam), cảng cạn Phúc Lộc (Ninh Bình), cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai). Trong đó, khu vực phía Bắc có 7 cảng cạn, 7 điểm thơng quan nội địa, khu vực phía Nam có 1 cảng cạn và 9 điểm thơng quan nội địa, miền Trung chưa có cảng cạn nào được Bộ GTVT cơng bố. Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, sau năm 2020 cả nước sẽ có 19 cảng cạn được hình thành, có khả năng thơng qua tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải hàng hóa container thơng qua hệ thống cảng biển.
ICD lớn và hiện đại nhất miền Bắc là ICD Long Biên chính thức mở vào tháng 7/2020 với tổng diện tích 12ha (120.000m2), trong đó diện tích kho bãi là 50.000m2 với năng lực thông qua khoảng 135.000 TEUs/năm. ICD Long Biên là nơi thông quan, điểm trung chuyển và phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…. Việc phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùng tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đơ thị lớn.
Có thể thấy, các dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong ngành chưa phong phú, chủ yếu vẫn là các dịch vụ logistics điển hình như dịch vụ vận tải, giao nhận, hải quan, kho bãi. Các dịch vụ giá trị gia tăng chưa được thiết kế cho từng doanh nghiệp khi có u cầu hoặc với chi phí cịn rất cao. Việc cung cấp dịch vụ trọn gói mới chỉ xuất hiện tại
30
các cơng ty logistics nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Các kho hàng chuyên dụng như kho hóa chất, kho linh kiện điện tử, kho y tế, kho nông sản,…chưa được doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh.