Dịch vụ khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 30 - 31)

Dịch vụ đại lý hải quan tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các DN

logistics. Hiện nay, 87,7% DN cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Chất lượng cung cấp dịch vụ đại lý hải quan đã được nâng lên, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tồn tại lớn nhất của đại lý hải quan hiện nay là nhiều đại lý hải quan chưa được thay mặt chủ hàng dùng chữ ký số của đại lý để thực hiện các công việc kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp ứng yêu cầu.

Dịch vụ ICD: Ngày 25 tháng 5 năm 2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1041/QĐ-

BGTVT công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam. Theo Quyết định này, đến nay Việt Nam có 9 cảng cạn gồm: Cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ), cảng cạn Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh), cảng cạn Tân cảng Hải phòng, cảng cạn Đình Vũ-Quảng Bình, cảng cạn Hoàn Thành (Hải Phòng), cảng cạn Long Biên (Hà Nội), cảng cạn Tân cảng Hà Nam (Hà Nam), cảng cạn Phúc Lộc (Ninh Bình), cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai). Trong đó, khu vực phía Bắc có 7 cảng cạn, 7 điểm thông quan nội địa, khu vực phía Nam có 1 cảng cạn và 9 điểm thông quan nội địa, miền Trung chưa có cảng cạn nào được Bộ GTVT công bố. Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, sau năm 2020 cả nước sẽ có 19 cảng cạn được hình thành, có khả năng thông qua tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển.

ICD lớn và hiện đại nhất miền Bắc là ICD Long Biên chính thức mở vào tháng 7/2020 với tổng diện tích 12ha (120.000m2), trong đó diện tích kho bãi là 50.000m2 với năng lực thông qua khoảng 135.000 TEUs/năm. ICD Long Biên là nơi thông quan, điểm trung chuyển và phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…. Việc phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùng tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn.

Có thể thấy, các dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong ngành chưa phong phú, chủ yếu vẫn là các dịch vụ logistics điển hình như dịch vụ vận tải, giao nhận, hải quan, kho bãi. Các dịch vụ giá trị gia tăng chưa được thiết kế cho từng doanh nghiệp khi có yêu cầu hoặc với chi phí còn rất cao. Việc cung cấp dịch vụ trọn gói mới chỉ xuất hiện tại

30

các công ty logistics nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Các kho hàng chuyên dụng như kho hóa chất, kho linh kiện điện tử, kho y tế, kho nông sản,…chưa được doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)