-Định nghĩa về trung tâm logistics: Chúng ta cần phải minh định khái niệm về trung tâm logistics trong đó (1) Trung tâm logistics quốc gia phải là nơi kết nối nhiều phương thức vận tải và đối tượng phục vụ của nó là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics như các công ty giao nhận, vận tải nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức. Việc kết nối nhiều phương thức vận tải đi kèm với hạ tầng tại chỗ phục vụ cho vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn tại những trung tâm logistics quốc gia sẽ góp phần làm giảm chi phí vận tải chung xuống và thu hút đầu tư tư nhân vào trong khu vực này để triển khai các hoạt động logistics khác. Các trung tâm này phải do nhà nước đầu tư (2) Trung tâm logistics vùng và khu vực có những mục tiêu và đối tượng phục vụ là thị trường tiêu dùng hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Cần thu hút vốn đầu tư tư nhân và FDI để phát triển và xây dựng những trung tâm này. Nếu chúng ta tiếp tục phân loại các trung tâm logistics theo quy mô đất đai như hiện nay để phục vụ việc quy hoạch thì các trung tâm logistics được hình thành theo quy hoạch đó sẽ không thực hiện tốt nhất nhiệm vụ kéo giảm chi phí logistics quốc gia.
-Việc quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics phải được ưu tiên quỹ đất “có vị trí tốt“, nằm ở những khu vực trọng yếu để đảm bảo công năng của trung tâm logistics và hiệu quả theo các tiêu chí là (1) tối ưu hóa mức dự trữ (2) đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng (3) tối thiểu thời gian lưu chuyển của hàng hóa (4) thúc đẩy vận tải đa phương thức (5) kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông vận tải nội địa và quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là kéo giảm chi phí logistics quốc gia.
77