2.1.1. Nội dung chiến lược
Ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 175/QĐ-TTg về Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược), theo đó chiến lược phát triển dịch vụ vận tải và logistics được quy định như dưới đây.
a) Định hướng phát triển:
- Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: vận tải và logistics được xếp là 2 trong 10 nhóm ngành dịch vụ quan trọng. Trong đó xác định phát triển đồng bộ các loại hình vận tải đường bộ, đường biển, đường thủy, đường hàng không; huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng và dịch vụ vận tải, logistics.
“Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thơng, vận tải hàng khơng, đường
biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ”.
b) Phân kỳ, trọng điểm phát triển:
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015:
- Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, bao gồm: dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, dịch vụ khoa học và
công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ trong giai đoạn tiếp sau thơng qua việc tập trung phát triển có trọng điểm các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” bao gồm: công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020
- Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được tập trung phát triển gồm: công nghệ thơng tin và truyền thơng, tài chính, lo-gi-stic, hỗ trợ kinh doanh, giáo dục bậc cao, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và du lịch.
c) Định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020:
- Dịch vụ lo-gi-stic:
Coi lo-gi-stic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thơng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
38
Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e- logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.
Tốc độ tăng trưởng thị trường lo-gi-stic đạt 20-25% năm. Tỉ lệ thuê ngoài lo-gi-stic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.
- Dịch vụ vận tải:
Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không.
Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
d) Định hướng phát triển theo vùng, lãnh thổ - Vùng biển, ven biển và hải đảo:
Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch biển, đảo. Đầu tư xây dựng các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí. Khai thác tốt tiềm năng phát triển cảng biển, đẩy mạnh và phát triển tốt các hoạt động lo-gi-stic hỗ trợ cho hoạt động hàng hải
2.1.2. Chương trình hành động thực hiện chiến lược
Thực hiện nhiệm vụ quy định trong Chiến lược, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành các chương trình, kế hoạch quy định cụ thể các nhiệm vụ để thực hiện Chiến lược; lồng ghép các nội dung nhiệm vụ của Chiến lược trong các kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm.
1) Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược: Ngày 29/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 808/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Chương trình đề ra các nhóm nhiệm vụ thực hiện Chiến lược, trong đó có các nhiệm vụ liên quan đến dịch vụ logistics như:
- Hoàn thiện pháp luật, chính sách: Xây dựng, điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics, vận tải; Xác định và đề xuất các văn bản chính sách để phát triển các dịch vụ kinh doanh (phân loại theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới – W/120); Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước: Hoàn thiện, phát triển, xây dựng mới hệ thống thống kê về dịch vụ phù hợp thông lệ quốc tế; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các lĩnh vực dịch vụ trọng điểm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh, thuận tiện trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh: Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
39
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế: Xây dựng phương án đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN, hướng tới mục tiêu Cộng đồng ASEAN; Xây dựng Chương trình thúc đẩy xuất khẩu một số dịch vụ chủ yếu đến năm 2020; Hồn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của dịch vụ logistics. 2) Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của trung ương và địa phương.
- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 (Nghị quyết 142/2016/QH13 của Quốc hội) đã định hướng các mục tiêu như: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; tạo môi trường tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch như: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân; xây dựng mạng lưới giao thông; hệ thống các tuyến đường bộ, đường cao tốc, đường sắt Bắc – Nam và nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, đường thủy nội địa và ven biển; bố trí hợp lý các trạm thu phí giao thơng đường bộ để giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp; khởi cơng và hồn thành giai đoạn I dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ cơng và thực hiện Chính phủ điện tử; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo mơi trường hồ bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước (thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và chủ động, tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, khai thác tối đa các cơ hội thuận lợi, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực để mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển).
- Các Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, hàng năm của Chính phủ, các địa phương đều lồng ghép các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của Chiến lược.
Tóm lại:
Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược đã xác định các nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản đến năm 2020 như sau:
- Phát triển dịch vụ logistics:
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics. + Hình thành dịch vụ 3PL, phát triển e-logistics
+ Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics đạt 20-25%, tỉ lệ thuê ngoài logistics đến 2020 là 40%.
- Phát triển dịch vụ vận tải:
+ Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng không.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
40 - Phát triển theo vùng, lãnh thổ:
+ Vùng biển, ven biển và hải đảo: Phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác tiềm năng cảng biển, phát triển dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động hàng hải.
- Một số nhiệm vụ cụ thể:
+ Hồn thiện chính sách, pháp luật phát triển dịch vụ logistics phù hợp với thông lệ quốc tế;
+ Tăng cường quản lý nhà nước;
+ Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; + Phát triển nguồn nhân lực