4.5.1. Phát triển dịch vụ trong nước
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.
- Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.
- Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chun nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4.5.2. Thực hiện các cam kết quốc tế
Thực hiện Luật Điều ước quốc tế, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết của các điều ước, thỏa thuận quốc tế, trong đó có các cam kết quốc tế như các FTA, EVFTA. 1) Đối với Hiệp định EVFTA:
Hiệp định EVFTA có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU, và mở ra có hội cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu và thị trường EU. Ngày 06/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU59. Kế hoạch gồm 5 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn nhân lực. Đồng thời xác rõ định hướng về:
- Tự do hóa đầu tư, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.
- Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng;
72 2) Đối với Hiệp định ATISA:
Sau 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong những đối tác kinh tế-thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,5 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên gần 56 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó kim ngạch xuất khẩu là 24,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 31,8 tỷ USD trong năm 2018.
Bên cạnh lợi ích về tăng trưởng về kinh tế, việc hội nhập vào khu vực kinh tế ASEAN cịn đem lại những tác động tích cực cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài, tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của các đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lưc chất lượng cao.
Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) đã được ký kết thay thế cho AFAS với hy vọng đây là bước đi mới trong tiến trình hội nhập về dịch vụ của ASEAN theo hướng mở cửa, tự do hóa hơn về dịch vụ. Việt Nam đã ký Hiệp định ATISA ngày 6/9/2019, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN - đối sánh với các quốc gia thành viên ASEAN và với WTO. Dịch vụ phân phối từ đó cũng được trơng đợi có những quy định giảm bớt các rào cản phân biệt đối xử với những nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời đưa ra nền tảng pháp luật vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ phân phối trong khu vực. Để thực hiện ATISA, các quốc gia cần có những chuẩn bị nhất định cho pháp luật điều chỉnh ngành dịch vụ này, Việt Nam phải xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật quốc gia và tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thơng thống, minh bạch, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.