Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 68)

- Trong nước, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế, gây thiệt hại lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế còn những bất cập; năng lực nội tại và khả năng chống chịu, thích ứng với những biến động mạnh từ bên ngồi cịn hạn chế. Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn, diễn biến bất thường và gây nhiều thiệt hại. Trong khi đó, việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật có lúc, có nơi cịn bất cập; một số cơ chế chính sách cịn chồng chéo, chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Hệ thống thông tin, dữ liệu chưa đầy đủ; tính kết nối, chia sẻ và cơng tác phân tích, dự báo có mặt cịn bất cập. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và trong nội bộ cơ quan, đơn vị hiệu quả chưa cao; cịn tình trạng thiếu quyết liệt, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc thực thi công vụ ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm…47

4.2. - Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hồ bình, hợp tác, liên kết phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược giữa một số quốc gia, đối tác lớn trong khu vực, trên biển tiếp tục diễn ra gay gắt. Xung đột thương mại gia tăng và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ cơng trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư, tăng trưởng, bất bình đẳng, nghèo đói và các vấn đề xã hội.48Thách thức và cơ hội

4.2.1. Thách thức

- Những biến động phức tạp, khó lường, đại dịch Covid-19 và suy thối kinh tế thế giới có thể cịn tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2021 và 5 năm 2021 - 2025.

Đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện đã có những tác động mạnh mẽ lên các ngành kinh tế: ngân hàng, dịch vụ, du lịch, bất động sản, … đặc biệt đối với ngành thương mại, với việc các nước đóng cửa biên và dừng hoạt động bay của các hãng hàng không nên cũng phải dừng việc xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, thương mại nội địa với nước ngồi, …

47 Báo cáo “Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; Dự kiến Kế hoạch năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021-2025”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc trình bày tại Phiên khai mạc kỳ họp thức 10 Quốc hội khóa XIV.

68

Các hoạt động logistics từ đó cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo khảo sát của VLA, các doanh nghiệp logistics đang chịu nhiều tác động xấu từ Covid-19, khiến doanh thu giảm 10-30% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2019, có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu và hơn 50% doanh nghiệp từ 10% – 30% số lượng dịch vụ logistics quốc tế49.- Các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận và dịch vụ liên quan khác đều gặp khó khăn. Theo Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế do Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cùng với sự suy giảm của các chỉ số kinh tế, ngành dịch vụ vận tải, logistics được dự báo giảm 20% - 30%.

- Nguồn lực còn hạn hẹp trong khi phải đáp ứng cùng lúc các yêu cầu rất lớn cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh... Tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.50

- Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; xu thế đa cực địa chính trị, xu thế già hóa của dân số, cách mạng công nghệ 4.0, xu thế hình thành các mega-FTA và gia tăng tính kết nối khu vực; xu thế dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới.

- Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp cịn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Kim ngạch XK tăng, nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng. Các DN trong nước đặc biệt là DN nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn.51

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khơi phục. Doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, sau Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và tìm ra hướng đi mới phù hợp. Một số doanh nghiệp đã có kế hoạch thối vốn để tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, số khác lại nhanh nhạy nắm bắt thị trường để mở rộng lĩnh vực đầu tư.

4.2.2. Cơ hội

Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển 49 Website Đầu tư Online – Diễn đàn đầu tư kinh doanh. 02/06/2020.

50Báo cáo “Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; Dự kiến Kế hoạch năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021-2025”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc trình bày tại Phiên khai mạc kỳ họp thức 10 Quốc hội khóa XIV..

51 Website Nghiên cứu lập pháp. Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn tới. TS.Nguyễn Minh Phong (Phó Vụ trưởng, Ban Tuyên truyền lý luận và Báo Nhân dân), ThS.Nguyễn Trần Minh Trí (Viện Kinh tế và Chính trị, Viện HLKHXHVN).

69

cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Ngoài ra, tác động từ CPTPP và EVFTA cịn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tác động tích cực trong trung và dài hạn. Riêng EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm 44,4%; xuất khẩu sang các nước CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%. Giai đoạn 2020-2030, thông qua các hiệp định thương mại RCEP, CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn. Cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh như hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ trợ). Lĩnh vực kết cấu hạ tầng như ngành logistics... cũng có nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài nước khai phá52.

-Phát triển ngành dịch vụ logistics đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan bộ ngành, của chính phủ, của các tỉnh thành, cũng như doanh nghiệp đầu tư.

4.3. Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới

Dịch vụ logistics là ngành mang tính quốc tế cao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động. Hiện nay, các nước phát triển đang từng bước thực hiện E- Logistics, green logisitics, E-Documents... và ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây, cơng nghệ Blockchain... Trong điều kiện CMCN 4.0, đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi...Do đó, logistics Việt Nam cũng phải hịa nhập quốc tế, điều đó có nghĩa là logistics Việt Nam cũng phải được phát triển theo xu hướng phát triển của logistics thế giới.

1) Sự phát triển của 3PL và 5PL

Phát triển và phổ biến dịch vụ logistics 3PL và 5PL sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như ảnh hưởng tích cực từ quy trình vận hành rõ ràng và chi phí thấp. Việc thuê dịch vụ từ bên ngoài hay kết hợp thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào những điểm mạnh khác của mình, kết hợp việc vận hành logistics hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Hơn nữa, 3PL và 5PL cịn giúp cơng ty linh hoạt hơn về việc lựa chọn địa điểm, quản lý hàng tồn kho, duy trì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu, từ đó giúp phục vụ kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường logistics. Sự phổ biến của dịch vụ Logistics thuê ngoài (3PL) và E-logistics – Logistics trên nền tảng thương mại điện tử (5PL) hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường Logistics Việt Nam trong thời gian tới.53

2) Thay đổi mơ hình từ mơ hình logistics truyền thống sang logistics hiện đại/logistics xanh (Green logistics)

52 Website Nghiên cứu lập pháp – Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn sắp tới.

70

- Logistics xanh là cách tiếp cận quản lý các hoạt động logistics nhằm giảm tác động lên môi trường của việc phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển. Mục đích cơ bản của việc thực hiện logistics xanh là tạo ra giá trị bền vững khi cân bằng giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và việc bảo vệ môi trường.

- Tại Việt Nam, từ năm 2012, phát triển kinh tế xanh đã được đề cập ở nhiều văn bản trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh,54Luật Bảo vệ Môi trường,55Đề án thúc đẩy mơ hình kinh tế chia sẻ.56

- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới mơi trường, gây nên ơ nhiễm, biến đổi khí hậu. Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi mơ hình logistics truyền thống sang logistics hiện đại hay logistics xanh, hướng tới sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, giảm tiếng ồn, rác thải và khí thải để góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững.57

- Logistics xanh sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh bền vững của mình. Do đó có thể nói, logistics xanh sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội. Tuy nhiên, logistics xanh yêu cầu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp. Nếu thiếu chỉ một yếu tố trong hệ thống thì logistics xanh sẽ khơng đạt được hiệu quả58.

4.4. Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển dịch vụ logistics từ nay đến năm 2025 đã được xác định tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025:

- Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trị hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

- Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

- Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mơ, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế.

54 Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.

55 Điều 48.

56 Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019.

57 ResearchGate. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý. 5/2017.

71

- Nhà nước đảm nhiệm vai trị hỗ trợ, kiến tạo mơi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

4.5. Định hướng phát triển

4.5.1. Phát triển dịch vụ trong nước

- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

- Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.

- Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.

- Ứng dụng các cơng nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

4.5.2. Thực hiện các cam kết quốc tế

Thực hiện Luật Điều ước quốc tế, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết của các điều ước, thỏa thuận quốc tế, trong đó có các cam kết quốc tế như các FTA, EVFTA. 1) Đối với Hiệp định EVFTA:

Hiệp định EVFTA có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU, và mở ra có hội cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu và thị trường EU. Ngày 06/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU59. Kế hoạch gồm 5 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn nhân lực. Đồng thời xác rõ định hướng về:

- Tự do hóa đầu tư, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

- Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021-2030 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)