3.4. Kinh nghiệm của Singapore
3.4.3. Bài học rút ra từ trường hợp Singapore
Đối với dịch vụ vận tải:
Thứ nhất: Cần phải thực hiện việc tích hợp các loại hình vận tải như đường bộ - đường
biển - đường hàng không nhằm phát huy được các thế mạnh vượt trội của từng phương tiện.
Thứ hai: Ùn tắc là một trong những vấn đề giao thông phổ biến nhất ở các khu đô thị
lớn, thường là trên ngưỡng 1 triệu dân (Ming, 2019)46. Bài học từ Singapore cho thấy rằng quốc đảo này đã rất chú trọng tới việc hạn chế và giảm tình trạng ùn tắc nhằm giúp khơi thơng các luồng vận tải và logistics.
Thứ ba: Singapore cũng có những sáng kiến nhằm phát triển một cách toàn diện ngành
vận tải đường biển và đường hàng khơng trong đó Chính phủ sẽ khởi động Chương trình chuyển đổi hàng không (Aviation Transformation Programme - ATP) và Chương trình Chuyển đổi Hàng hải (Maritime Transformation Programme - MTP) nhằm giúp tạo ra 6.000 cơ hội việc làm mới với kỹ năng cao và giá trị gia tăng sản xuất là 8,5 tỷ đô la Singapore vào năm 2025. Bên cạnh đó, Singapore cũng cơng bố Bản đồ chuyển đổi ngành hàng không (Air Industry Transformation Map - AITM) với mục tiêu tăng giá trị sản xuất là 4 tỷ đô la Singapore và tạo ra 1.000 việc làm mới vào năm 2020 cũng như Bản đồ chuyển đổi ngành vận tải biển (Sea Transport Industry Transformation Map - STITM) trong đó đặt ra mục tiêu tăng giá trị gia tăng của ngành lên 4,5 tỷ đô la Singapore và tạo ra 5.000 việc làm có kỹ năng vào năm 2025. Những sáng kiến này của chính phủ, cùng với vị thế của Singapore với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu trong nhiều khía cạnh của lĩnh vực cảng biển và sân bay, đã giúp quốc đảo này có lợi thế dẫn dắt các ngành này trong tương lai. Như vậy, có thể thấy rằng, các chính sách phát triển ngành vận tải của Singapore khá toàn diện và đồng bộ, chuyên sâu, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như tự động hóa, số hóa, sử dụng hệ thống máy bay không người lái (UAS), kỹ thuật robot, khoa học dữ liệu và in 3D…đã đặt ra yêu cầu cho Việt Nam về việc cần phải nhanh chóng áp dụng các cơng nghệ mới thì mới có thể tăng tính cạnh tranh cho ngành vận tải trong nước bắt kịp với xu hướng của các quốc gia trong khu vực, thu hẹp dần khoảng cách về hiệu suất ngành vận tải giữa nước ta với các nước.
- Khai thác công nghệ mới nhất trong quản lý mạng lưới và lưu lượng: Theo (Chin,
H.C. & Foong, K. W., 2005), các nhà chức trách Singapore đã sớm nhận ra rằng chỉ mở rộng năng lực của các tuyến đường sẽ không giải quyết được vấn đề tắc nghẽn mà thậm chí lại có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường. Do khan hiếm về đất đai, chính phủ đã phải cân nhắc một số các biện pháp để tối đa hóa năng lực đường hiện có, cải tiến cũng như tối ưu hóa các 46 Ming, D. .. (2019, 10 24). sipmm.edu.sg. Retrieved 10 26, 2020, from https://sipmm.edu.sg/key-issues-logistics-
66
đường giao nhau và các biện pháp kỹ thuật giao thông khác. Một số giải pháp cụ thể Việt Nam có thể tham khảo từ kinh nghiệm của Singapore như:
+ Triển khai Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems - ITS) để tối đa hóa năng lực vận tải cũng như nâng cao sự thuận tiện và an toàn cho việc đi lại. Hệ thống này được ứng dụng cho mạng lưới đường bộ và mạng lưới giao thông công cộng.
+ Triển khai lắp đặt Hệ thống giám sát và Tư vấn đường cao tốc (Expressway Monitoring and Advisory System - EMAS) trên toàn bộ mạng lưới đường cao tốc. Theo đó, giúp lái xe nắm được các thơng tin về tình trạng tắc đường, tránh bị ách tắc kéo dài..
Đối với dịch vụ logistics:
Thứ nhất: Singapore đã xây dựng được cơ sở hạ tầng và quy trình logistics đẳng cấp thế
giới, đồng thời đã khai thác và tận dụng triệt để các công nghệ hiện đại nhất để đầu tư và phát triển ngành logistics theo hướng là một hệ sinh thái logistics thông minh (Smart Logistics). Việc đổi mới trong lĩnh vực logistics đã cho phép Singapore tạo ra được các giá trị mới bằng cách thêm các tính năng để thúc đẩy hiệu suất, năng suất và lợi nhuận tốt hơn trong quản lý chuỗi cung ứng. Khi Singapore tiến sâu hơn vào hệ sinh thái hậu cần thơng minh, Singapore sẽ tiếp tục đóng vai trị là cơ sở hoạt động chính cho các cơng ty đa quốc gia đang tìm cách cải thiện mạng lưới hậu cần địa phương và mở rộng sự hiện diện của họ ở khu vực châu Á đang phát triển nhanh chóng. Dù năng lực và trình độ cơng nghệ của thị trường logistics Việt Nam chưa thể so sánh được với Singapore nhưng với những kinh nghiệm của quốc đảo này, có thể thấy rằng, cái đích mà ngành logistics Việt Nam hướng đến nên theo hướng hướng hệ sinh thái thông minh như cách mà Singapore đã và đang thực hiện.
Thứ hai: Chính phủ Singapore ln có một cách tiếp cận đúng đắn trong việc đưa khu
vực tư nhân vào các quyết định chính sách về hoạt động logistics. Việc tham vấn rộng rãi với khu vực tư nhân cũng được khuyến khích trước khi đầu tư công được phê duyệt, để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu kinh doanh thực tế. Mối quan hệ đối tác mạnh mẽ của khu vực tư nhân đảm bảo rằng các sáng kiến thương mại bền vững trong dài hạn và không trở thành gánh nặng cho các quỹ công. Do vậy, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm này của Singapore để có thể huy động sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân vào lĩnh vực logistics.
Thứ ba: Sự tham gia của hệ sinh thái khởi nghiệp vào hoạt động logistics của Singapore
là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc đảo này duy trì được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng LPI của WB. Các cơng ty khởi nghiệp tại Singapore đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy các mơ hình kinh doanh mới vì hầu hết các start-up mới tham gia là những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics với cơng nghệ hồn tồn mới nên ngành logistics đang được thừa hưởng các cơng nghệ hiện đại nhất, có khả năng cạnh tranh
Thứ tư: Singapore đã xây dựng được một “cơ chế một cửa quốc gia” đầu tiên trên thế
giới vào năm 1989, đồng thời đã số hóa và sắp xếp hợp lý các quy trình phê duyệt giấy phép thương mại. Với hơn 35 cơ quan chính phủ trên nền tảng này, Singapore đã có sự chuyển hướng trong tư duy từ “kiểm soát thương mại” sang “tạo thuận lợi cho thương mại” và điều này đã cho phép các loại giấy phép có thể được phê duyệt điện tử trong vòng vài phút và liên quan đến nhiều bên trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến công ty hậu cần, công ty tài trợ
67
thương mại và người tiêu dùng. Do đó, để nâng cao hiệu suất cho ngành logisitics Việt Nam, cần phải nhanh chóng tiến hành xây dựng cơ chế một cửa quốc gia như Singapore để rút ngắn thời gian và tạo điều kiện cho các dịng chảy thương mại được thơng suốt.
PHẦN 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS