Khái niệm và bản chất của rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28 - 30)

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm, định hướng hoạt động tín

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tíndụng

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức trung gian tài chính nói chung, Ngân hàng Thương mại (NHTM) nói riêng, rủi ro và kinh doanh luôn song hành, mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt. Đối với NHTM, tín dụng không chỉ là dịch vụ chủ yếu tạo ra khối lượng tài sản lớn trong các tổng tài sản có mà còn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, chiếm phần lớn lãi ngân hàng. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, tín dụng cũng là mảng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, làm suy giảm nhanh chóng lợi nhuận và nguyên nhân chính mọi sự đổ vỡ của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là một trong các rủi ro xuất hiện lâu đời nhất và lớn nhất trong thị trường tài chính, xuất hiện thường xuyên và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Theo Uỷ ban Basel tại bộ “17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng” (Basel Committee on Banking supervision, 09/2000) [1], rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thoả thuận.

Theo Greuning, H.v., & Bratanovic, S.B. (2003). Analying and Managing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance

and Financial Risk, 2nd Edition. Washington, D.C: The World Bank [3] định nghĩa rủi ro tín dụng là nguy cơ người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố tới dòng lưu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng.

Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hà tại Giáo trình Ngân hàng thương mại (2013), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [18], rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ số tiền gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng.

Tóm lại, có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng khác nhau. Nhưng như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu, rủi ro tín dụng được nghiên cứu tại luận văn chỉ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, không liên quan đến các hoạt động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Do đó, theo tác giả, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất phát sinh cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc trả gốc và lãi theo thoả thuận của hợp đồng tín dụng.

1.1.1.2Bản chất của rủi ro tín dụng

Trong ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất là hoạt động tín dụng. Bản thân mỗi ngân hàng đều có quy định triển khai nội bộ cho hoạt động tín dụng, ví dụ như với một đối tượng cụ thể sẽ thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định chính xác nhất có thể “độ tin cậy” về tín dụng của người đi vay, và quyết định dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro với khoản tín dụng trong khả năng của tổ chức của mình. Tuy nhiên, bản thân quá trình thu thập, xử lý thông tin nội bộ đối mặt với nhiều yếu tố có rủi ro (chính sách, năng lực phẩm chất cán bộ…), cũng

như các yếu tố bên ngoài như tính trung thực của khách hàng, môi trường kinh tế, hoạt động kinh doanh… nên bản chất của rủi ro tín dụng là khách quan, không thể tránh khỏi.Rủi ro tín dụng chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ và cần được xác định trước trong kế hoạch, chiến lược hoạt động chung của mỗi tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w