- Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB)
TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tíndụng
Hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện ở các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh(Phòng Khách hàng, phòng Khách hàng bán lẻ, phòng quản lý nợ) và các phòng giao dịch. Ban giám đốc Chi nhánh phân công Giám đốc phụ trách phê duyệt các khách hàng có hạn mức trên 5 tỷ đồng, các phó giám đốc phụ trách các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch. Trong trường hợp giới
hạn tín dụng vượt thẩm quyền về giá trị và/hoặc thời hạn, Chi nhánh trình Trụ sở chính phê duyệt.
Hiện nay, chi nhánh Hoàn Kiếm chưa có sự tách biệt giữa hai bộ phận: Bộ phận khách hàng, Bộ phận quản trị RRTD. Bộ phận kinh doanh tại chi nhánh tự thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy trình nghiệp vụ; phê duyệt các giao dịch kinh doanh, báo cáo rủi ro khép kín trong từng quy trình nghiệp vụ.
2.2.3.2. Quy trình và nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hoàn Kiếm thực hiện theo định hướng tiêu chuẩn Basel II. Trong đó, các quy định, quy trình tín dụng được ban hành trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đều đã và đang được xây dựng đáp ứng các bộ nguyên tắc này. Thực hiện theo quy định về quy trình tín dụng được ban hành chung trong toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hoàn Kiếm đang áp dụng 03 quy trình tín dụng dành cho các nhóm đối tượng khác nhau như sau:
- Đối với tư nhân, cá thể: Quy trình cho vay áp dụng công văn số 2507/QĐ- VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: áp dụng quy trình ban hành kèm với quyết định 2506/QĐ-VCB-QLRRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Quy trình này và quy trình với đối tượng thể nhân về cơ bản tương đồng ở các bước thực hiện, chỉ khác nhau ở chi tiết các mẫu biểu thực hiện. - Đối với tổ chức: áp dụng theo quy trình tín dụng đối với khách hàng là tổ
chức ban hành theo quyết định số 2504/QĐ-VCB-QLRRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện tại các hoạt động như sau:
(i) Nhận diện rủi ro tín dụng
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếmđược giao trách nhiệm chủ yếu bởi Phòng Khách hàng và Phòng Khách hàng bán lẻ do đây là các bộ phận tìm kiếm, khai thác tìm hiểu và làm việc với khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng, sẽ nhận diện và đánh giá được rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng.
Trước khi có quyết định cấp tín dụng, nội dung nhận diện rủi ro được thực hiện theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp dựa vào mục tiêu: cán bộ tín dụng sẽ chiếu theo mục đích vay vốn của bản thân khách hàng. Đánh giá các tình huống ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng và xác suất có thể xảy ra nó. Ví dụ: khách hàng muốn vay tiền để mua ô tô để làm phương tiện đi lại và sẽ dùng lương làm nguồn trả nợ. Các rủi ro có thể xảy ra là giảm lương, con ốm, các sự cố khác có thể xảy ra trong thời gian đi vay... các yếu tố này đều được xem xét để đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp từng đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn. - Phương pháp dựa vào kinh nghiệm: Phương pháp này có thể được áp dụng
bởi một số cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm trông nghề. Khâu kiểm định hạn mức tín dụng sẽ được đưa ra sau khi có sự bàn thảo chắc chắn, cấp trên tiến hành phê duyệt.
Quá trình ra quyết định cấp tín dụng của Vietcombank được mô tả ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.7 : Quá trình ra quyết định cấp tín dụng
Công việc Nội dung chi tiết
Nghiên cứu chính sách tín dụng
Thu thập đầy đủ thông tin để xác định đề xuất cấp tín dụng/mục đích cho vay đáp ứng/ tuân thủ chính sách tín dụng nội bộ của ngân hàng
Tập hợp dữ liệu Thu thập số liệu tài chính/ phi tài chính cần thiết Nhập dữ liệu tài
chính
Đưa số liệu tài chính khách hàng lên bảng tính/phần mềm báo cáo/quản trị của ngân hàng
Phân tích tài chính
Thực hiện phân tích tổng thể, rà soát và phân tích số liệu tài chính/ các chỉ số tài chính/ dòng tiền. Nếu ngưỡng rủi ro tài chính có thể chấp nhận được, chuyển sang các bước tiếp theo
Tiến hành
phỏng vấn
doanh nghiệp
Chuẩn bị danh sách câu hỏi với quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên các kết quả phân tích ở trên. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp khách hàng
Xây dựng các giả định phân tích
Dựa trên số liệu phân tích, kết quả thu được sau phỏng vấn, xây dựng các giả định (tài chính – dòng tiền) có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
Tiến hành phân tích theo các kịch bản giả định
Thực hiện chạy các kịch bản giả định và so sánh kết quả (chỉ tiêu tài chính, dòng tiền) với số liệu tài chính thực tế gần nhất. Đánh giá các rủi ro và đề xuất bổ sung tăng cường các biện pháp giúp hạn chế/ giảm thiểu rủi ro trong trường hợp giả định này xảy ra
Xác định các biện pháp bảo đảm tín dụng
Xây dựng dựng các biện pháp đảm bảo tín dụng cần thiết/ mong muốn để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra
Dự thảo hợp đồng/ điều kiện tín dụng
Xây dựng điều khoản của hợp đồng/ điều kiện tín dụng có tính trước đến khả năng rủi ro tín dụng/ khả năng không trả được nợ khách hàng
Xác định giá Định giá khoản tín dụng, tham khảo hướng dẫn nội bộ của ngân hàng, có tính đến chất lượng tín dụng, rủi ro có khả năng xảy ra, và các biện pháp đảm bảo (nếu có)
Xếp hạng tín dụng
Phân loại rủi ro khoản vay phù hợp với quy định nội bộ của ngân hàng và các tỷ lệ khác
Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ của Vietcombank
Sau khi có quyết định cấp tín dụng với khách hàng, các Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm theo dõi, liên tục cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là các tình huống, dấu
hiệu không bình thường, được phối hợp thực hiện như sau:
- Phòng Quản lý nợ thông báo cho Phòng Quan hệ khách hàng nếu khách hàng trả nợ không đúng hạn, để triển khai biện pháp xử lý phù hợp.
- Cán bộ Phòng Khách hàng nắm bắt thông tin, phát hiệu dấu hiệu rủi ro, đánh giá, báo cáo đề xuất với quản lý trực tiếp.
Nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro như thanh toán chậm/không đúng hạn theo thỏa thuận tín dụng, thường xuyên yêu cầu cho đáo hạn, mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu khoản vay vượt quá dự kiến… Chi nhánh cần tiến hành điều chỉnh giới hạn tín dụng kịp thời, đặc biệt trong trường có rủi ro phát sinh.
Hàng năm, cấp Chi nhánh tiến hành định kỳ việc rà soát xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng, cách thức thực hiện như khi xác định giới hạn tín dụng ban đầu. Các cán bộ tín dụng là người trực tiếp theo dõi khách hàng trong quá trình trả nợ, đánh giá khách hàng thông qua hạn thanh toán tiền vay, nguồn trả nợ từ đó phân tích, đưa ra lãi suất hợp lý (với các trường hợp vay thả nổi) hoặc gia tăng khoản dự phòng.
Về phía bản thân các cán bộ tín dụng của Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm đã thể hiện trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tối đa bên cạnh việc trau dồi không ngừng cải thiện năng lực chuyên môn để có thể nhận định đúng đắn nhất dựa trên tình hình thực tế và sát sao việc kiểm soát hoạt động của khách hàng trong quá trình trả nợ. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế xuất phát từ cơ chế quản lý rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng Vietcombank: cấpChi nhánh mới chỉ chú trọng công tác nhận diện rủi ro ở những khoản vay đơn lẻ mà chưa có sự liên kết đến các món vay khác nhau trong danh mục cho vay, chưa có sự xem xét tổng thể cơ cấu danh mục cho vay. Điều này đã dẫn tới việc mặc dù kiểm soát kỹ lưỡng nhưng vẫn có những rủi ro xảy ra ngoài dự kiến.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm tiến hành đo lường theo quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ hướng dẫn áp dụng trong hệ thống trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài. Do đó, việc đo lường rủi ro tín dụng được đánh giá trên toàn hệ thống Vietcombank.
- Sử dụng phương pháp phán đoán để đo lường rủi ro tín dụng: Theo quy trình, Phòng Khách hàng có nhiệm vụ đo lường rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp SMEs, các báo cáo tài chính được đưa ra từ phía khách hàng không đảm bảo độ tin tưởng về tính chính xác và trung thực. Do đó, cán bộ tín dụng khi thực hiện công tác thẩm định phải dựa vào kinh nghiệm để lựa chọn các yếu tố để phân tích, mức độ quan trọng của từng yếu tố trong quá trình phân tích khách hàng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Vietcombank tiến hành đo lường rủi ro với từng khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của từng thời kỳ. Kết quả chấm điểm xêp shạng tín dụng khách hàng là cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được cấu trúc riêng biệt với ba nhóm đối tượng khách hàng chính, bao gồm Khách hàng là Doanh nghiệp; Cá nhân/ Hộ kinh doanh; Định chế tài chính. Trong khuôn khổ nghiên cứu, sẽ giới thiệu về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng là Doanh nghiệp thông thường.
doanh nghiệp khi thực hiện quan hệ tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dựa vào các tiêu chí:
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Quy mô doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản).
Bốn nhóm Chỉ tiêu tài chính (các chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, cân nợ, thu nhập); mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế nào.
Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý, môi trường nội bộ; phản ánh quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng điểm của doanh nghiệp thông thường = (Tổng điểm tài chính × Trọng số phần tài chính) + (Tổng điểm phi tài chính × Trọng số phần phi tài chính)
Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính lại phụ thuộc vào việc BCTC đã được kiểm toán hay chưa, ngân hàng cân nhắc đánh giá phần trọng số này.
Hệ số rủi ro được xác định thông qua lịch sử trả nợ của khách hàng (bao gồm cả gốc và lãi) trong vòng 12 tháng qua.
Cuối cùng ngân hàng sẽ đưa ra bảng XHTD với mỗi doanh nghiệp:
Bảng 2.8: Thang điểm xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Doanh nghiệp
Tổng điểm số Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 73 đến 100 Nhóm A Rủi ro rất thấp
Từ 62 đến dưới 73 Nhóm B Rủi ro thấp
Từ 45 đến dưới 62 Nhóm C Rủi ro trung bình
Dưới 45 Nhóm D Rủi ro rất cao
Định kì cuối quý II hàng năm, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng phối hợp cùng Phòng Chính sách tín dụng lập báo cáo đánh giá tình hình phù hợp của bộ chỉ tiêu và đề xuất chỉ tiêu điều chỉnh trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ phận là Phòng Khách hàng Doanh nghiệp tại Hội sở chính và Phòng Khách hàng tại chi nhánh.
Đối với Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm, mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng đang thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và do bộ phận Khách hàng thực hiện chủ yếu dựa trên BCTC do khách hàng cung cấp.Tính minh bạch, độ tin cậy từ quá trình này sẽ có hạn chế. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nếu như trước đây là một bước tiến lớn trong hoạt động đo lường rủi ro của Vietcombank, đã có những bước tiến gần với chuẩn mực đo lường rủi ro quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế với hệ thống này còn gặp phải, và tương đối phổ biến với các ngân hàng thương mại đang gặp, đó là chỉ mới đánh giá trên những khoản vay riêng lẻ, chưa có sự liên kết giữa các món vay trong khi rủi ro tín dụng của toàn danh mục thấp hơn so với tổng rủi ro của các khoản vay riêng lẻ hay nói cách khác là chưa tính đến hiệu quả đa dạng hóa danh mục cho vay và tương tác giữa các khoản vay trong danh mục. Bản thân quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng là chưa linh hoạt và chính xác do trong khi tổn thất ước tính của từng khoản vay là khác nhau, thậm chí các khoản vay trong cùng một nhóm nợ cũng có tổn thất ước tính là không giống nhau dẫn đến tình trạng không có sự phù hợp giữa khoản trích lập dự phòng và rủi ro có thể xảy ra.
(iii) Giám sát rủi ro các khoản cho vay
Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trên nguyên tắc thận trọng. Hoạt động kiểm soát rủi ro được thực hiện đảm bảo chú trọng một cách thích hợp các bước kiểm tra, giám sát khoản tín dụng trước, trong và sau khi cấp itns dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu rủi ro phát sinh.Định kì, các cán bộ tín dụng luôn thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, đánh giá lại khách hàng để có động thái phù hợp, hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra với ngân hàng.
- Quy trình hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng: Hoạt động kiểm soát rủi ro tại Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm áp dụng đầy đủ và nghiêm túc mô hình quản trị rủi ro của Vietcombankthông qua việc đảm bảo thực hiện đúng quy trình bao gồm: 03 khâu trong quá trình cấp tín dụng đó là đề xuất, thẩm định và giải ngân được thực hiện bởi các bộ phận khác nhau trong chi nhánh, góp phần minh bạch quy trình cấp tín dụng; Quy trình kiểm soát có sự tham gia của kiểm soát nội bộ và bên ngoài. Việc này đảm bảo yêu cầu về tính độc lập, khách quan trong đánh giá rủi ro giữa các bộ phận đề xuất/khởi tạo cấp tín dụng, thẩm định và rà soát rủi ro và phê duyệt tíndụng bao gồm cả việc phân tách rõ trách nhiệm từng bộ phận.
- Kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh thông qua tài sản bảo đảm
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchú trọng trọng công tác kiểm soát rủi ro thông qua việc đánh giá và thẩm định tài sản bảo đảm trước và trong quá trình vay, cụ thể như sau:
+ Mua bảo hiểm TSBĐ: Chi nhánh căn cứ vào mức độ rủi ro đối với tài sản mà yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với tài sản theo quy định của pháp luật. Đồng thời việc mua bảo hiểm TSBĐ luôn phải đáp ứng yêu cầu Chi nhánh là người thụ hưởng đầu tiên.
+ Chi nhánh đánh giá khả năng phát mại dự kiến của TSBĐ, không nhận TSBĐ có thời gian phát mại dự kiến quá 1 năm đối với động sản và quá 2 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm bắt đầu xử lý TSBĐ.
+ Định giá lại TSBĐ: Chi nhánh thuê tổ chức tư vấn độc lập định giá TSBĐ nếu không thì phải định giá trên cơ sở giá thị trường của tài sản.
+ Quản lý TSBĐ: Chi nhánh thực hiện kiểm tra và định giá lại giá trị của TSBĐ