Đối với chính phủ và bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 118 - 119)

III. Mức thay đổi tỷ lệ DPRR tín dụng (%)

– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.4.1. Đối với chính phủ và bộ ngành liên quan

bạch, cập nhật và có cơ chế tiếp cận theo quyền hạn với từng tổ chức. Đặc biệt với đối tượng là các doanh nghiệp chưa niêm yết trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Thực tế dữ liệu chính xác, bao gồm tính chính thống và khả năng dễ tiếp cận, là nền tảng cho việc lượng hoá các rủi ro, là cơ sở xác định chính xác, là tiền đề cho các Ngân hàng xây dựng các mô hình đo lường, cảnh báo, theo dõi giám sát đánh giá của mình. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin tài chính, tìn hình sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế. Chính phủ cần bổ sung các văn bản luật để chuẩn hoá việc công bố thông tin, có các cơ quan chức năng tổng hợp, sắp xếp và phân bổ theo quyền hạn với các tổ chức cần truy cập theo nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế.

- Thúc đẩy phát triển các sản phẩm phái sinh, thị trường phái sinh. Đây là công cụ hỗ trợ nữa cho các Chi nhánh, Ngân hàng Thương mại trong việc hoán đổi rủi ro, phục vụ nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng. Các sản phẩm phái sinh đa dạng, phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp hay Ngân hàng Thương mại sẽ có thêm công cụ để phòng ngừa hay hoán đổi rủi ro, có thể chủ động xử lý rủi ro bằng các sản phẩm phái sinh, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại.

- Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là công tác thu hồi nợ. Mặc dù đã có nhiều quy định đễ hỗ trợ các ngân hàng chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, nhưng đối với việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, về phía Ngân hàng Thương mại vẫn gặp các tình trạng khó thu hồi nợ xấu, phải khởi kiện tốn nhiều thời gian, công sức, nhân lực. Chính phủ cần ban hành thêmcác quy định phát mãi tài sản bảo đảm, vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng, kinh tế, quy định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng các đơn vị liên quan, thủ tục, thời gian xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w