Mô hình tính toán lỗ dự kiến EL (Expected Loss)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 49 - 51)

Z = 0,012X1 + 0,014X2 + 0,033X3 + 0,0064X4 + 0,999X5 Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,420X4 + 0,998X5 Z’’= 6,56X1+ 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Chưa có nguy cơ phá sản, vùng an toàn Z> 2,99 Z’ > 2,9 Z’’> 2,6 Có nguy cơ phá sản, vùng cảnh báo 1,8<Z< 2,99 1,23 <Z’ < 2,9 1,1 <Z’’ < 2,6 Nguy cơ phá sản cao, vùng nguy hiểm Z< 1,8 Z< 1,23 Z< 1,1

Altman và cộng sự đã sửa đổi và phát triển mô hình điểm sốZ trên thành mô hình Zeta được mở rộng thêm 2 biến. Tuy nhiên mô hình điểm số Z vẫn được sử dụng rộng rãi vì kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản. Nhược điểm của mô hình là không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khoản vay như danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.

- Mô hình tính toán lỗ dự kiến EL (Expected Loss)

Theo Basel II, tổn thất của một danh mục cho vay bao gồm tổn thất dự tính được (EL) và tổn thất không dự tính được (UL). EL được xác định như sau:

EL = EAD x PD x LGD Trong đó:

+ EAD tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

+ PD là xác suất khách hàng không trả được nợ. Theo quy định của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng 1 năm thì cần số liệu dư nợ quá khứ của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm. Dữ liệu được phân thành các nhóm: (i) Dữ liệu

tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng và các xếp hạng của các tổ chức khác, (ii) dữ liệu phi tài chính liên quan đến quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và khả năng tăng trưởng của ngành, (iii) dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến dấu hiệu về khả năng không trả được nợ cho ngân hàng.

+ LGD là tỷ lệ mất vốn dự kiến được tính theo công thức LGD = (EAD – Số tiền có thể thu hồi)/ EAD. Ngoài những tổn thất của khoản vay thì LGD còn bao gồm các tổn thất như các chi phí xử lý tài sảnbảo đảm và các chi phí pháp lý phát sinh khi khách hàng không trả được nợ. Hiện nay tồn tại một số phương pháp tính LGD như Market LGD – tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường, Workout LGD – tỷ trọng tổn thất căn cứ váo việc xử lý các khoản vay không trả được, và cuối cùng là Implied market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc tính giá trị của trái phiếu rủi ro.

Việc tính chính xác các tổn thất ước tính của khoản cho vay sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều lợi ích không chỉ hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro cho vay, mà còn là căn cứ xây dựng chính sách lãi suất, chính sách quản lý tín dụng và sử dụng DPRR có hiệu quả.Các Ngân hàng thương mại hiện đại đo lường rủi ro tín dụng thông qua xác xuất vỡ nợ (PD), tổn thất khi vỡ nợ (LGD), số dư rủi ro hay số dư nợ dự kiến tại thời điểm khách hàng vỡ nợ (EAD) để định giá khoản vay và trích lập dự phòng. Xác suất vỡ nợ càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn để bù đắp chi phí rủi ro và trích lập dự phòng.

1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Các Ngân hàng thể hiện tính nhất quán về chiến lược và tư tưởng về quản trị rủi ro tín dụng thông qua các hành động sau đây:

 Thiết lập chính sách giới hạn tín dụng, dựa trên các giới hạn cơ bản: giới hạn tín dụng một khách hàng, giới hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan, giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w