Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 60 - 64)

- Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB)

x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn năm trước

1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan

(i) Định hướng quản trị rủi ro

Điều này thể hiện ở kế hoạch, chiến lược tổng thể phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi ban lãnh đạo, hội đồng quản trị đưa ra quyết định cần có sự cân nhắc, ưu tiên xuất phát từ quan điểm quản trị rủi ro tín dụng. Đối với một số tổ chức, đó là xu hướng “chạy trốn rủi ro” để đảm bảo an toàn, nhưng chưa chắc đã phù hợp với nền kinh tế. Đối với

một số khác lại chưa có sự quan tâm, ưu tiên và hiểu biết phù hợp với hoạt động quản trị rủi ro. Điều ảnh ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều nhân tố chủ quan khác trong quá trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

(ii) Quá trình tổ chức thực hiện

Bộ máy tổ chức quản trị: Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng được tạo lập một cách có hệ thống, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tốt phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong hoạt động, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng bộ phận, phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Quy trình cấp tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng gắn liền với quy trình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quy trình tín dụng phù hợp với bộ máy hoạt động, chất lượng cán bộ, môi trường kinh doanh…sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định, bền vững và đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả. Ngược lại, một quy trình tín dụng không phù hợp sẽ khiến hoạt động tín dụng trì trệ, gây ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống nhận diện, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và các hoạt động kiểm soát, xử lý các rủi ro đã phát sinh.

(iii) Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Nguồn nhân lực bao gồm ban lãnh đạo, cán bộ quản trị rủi ro và các cán bộ của ngân hàng.Trong hoạt động tín dụng, nếu chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện thẩm định yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng thì phát sinh rủi ro tín dụng là không tránh khỏi. Điều này cũng thể hiện năng lực quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ tín dụng cũng là vấn đề thiết yếu, khi cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, vì tư lợi có thể làm sai lệch hồ sơ xin cấp tín dụng hoặc bỏ

qua, xem nhẹ các quy định cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng cũng chính là nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng cho tổ chức.

(iv) Năng lực tài chính

Ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng để giảm thiểu rủi ro, đồng thời có khả năng chấp nhận rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng rủi ro trích lập, từ đó đảm bảo khả năng quản trị rủi ro tín dụng. Năng lực tài chính được đánh giá trên hai khía cạnh: quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Quy mô vốn chủ sở hữu: Quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng sẽ lớn. Nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng hoạt động đa dạng hơn. Khi có rủi ro xảy ra, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro, lợi nhuận tích lũy và vốn chủ sở hữu. Các ngân hàng có quy mô vốn lớn dễ dàng chiếm được sự tin cậy của khách hàng, và đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra với quy mô vốn lớn, ngân hàng cũng có khả năng hoàn thiện các điều kiện khác để hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là quy định chung đối với các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo an toàn chung cho cả hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn hơn quy định thì có tỷ lệ rủi ro tín dụng xấu thấp hơn các ngân hàng khác.

(v) Tỷ suất lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) càng thấp, tức là tỷ suất chi phí càng cao thể hiện năng lực quản lý của ngân hàng chưa tốt, hiệu quả hoạt động thấp và ngược lại. Các khoản cho vay tăng giá trị qua các năm dẫn đến tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng càng nhanh, thông thường kéo theo chất lượng tín dụng thấp xuất hiện, rủi ro tín dụng tăng. Nhiều nghiên cứu có quan điểm cho răng tăng trưởng tín dụng quá mức thì rủi ro trong tương lai càng lớn. Bên cạnh đó với cơ cấu tín dụng, các khoản cho vay tới những nhóm đối tượng khác nhau sẽ có mức rủi ro tín dụng khác nhau (ví dụ vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản có mức độ rủi ro cao).

(vi) Điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin

Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên và dự báo chính xác, đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế, từ đó có thể đo lường mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động kịp thời xử lý.

Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị và phần mềm còn hỗ trợ cán bộ ngân hàng trong việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ kết nối hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế để phòng chống rủi ro một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w