Tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 35 - 37)

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm, định hướng hoạt động tín

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.4.1. Tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mạ

Trước tiên, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận do làm cho không thu được lãi và gốc theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, tăng chi phí, giảm lợi nhuận, làm mất vốn của ngân hàng thương mại. Nợ xấu phát sinh, ngân hàng thương mại mất thêm chi phí xử lý nợ, trích lập dự phòng, chi phí nhân viên đi lại để thu hồi nợ, chi phí cơ hội với các cơ hội mới, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh đó, rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Nếu các khoản cho vay không thể thu hồi, trong khi các khoản

tiền gửi vẫn cần thanh toán đúng hạn, ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với việc không đủ tiền mặt để thanh toán. Trong lúc không huy động được vốn, người rút tiền do lo sợ sẽ bị mất các khoản tiền gửi sẽ đến rút tiền để tham gia đầu tư ở các kênh đầu tư an toàn, có lợi hơn, ngân hàng thương mại ngày càng gặp khó khăn trong khâu thanh toán và có nguy cơ phá sản.

Ngoài ra, uy tín của ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro tín dụng. Nếu ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có những thông tin về các món vay không thu hồi thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Thông tin một tổ chức tín dụng ở mức độ rủi ro cao sẽ được biết đến rộng rãi do truyền thông dẫn đến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Khi các yếu tố trên cộng hưởng, kết hợp sẽ dẫn từ ảnh hưởng này đến ảnh hưởng khác, có thể dẫn đến sự phá sản và mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra làm ngân hàng tổn thất tài chính, mất uy tín trên thị trường và lòng tin của xã hội. Nếu lòng tin bị mất, khả năng tiền gửi bị rút ồ ạt trong thời gian ngắn do phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra. Đối với các khoản cho vay dài hạn tổ chức tín dụng không thể thu hồi ngay, đồng thời đã mất một phần vốn do rủi ro tín dụng, dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản.

1.1.4.2 Tác động đến nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doah của ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần kinh tế, từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho đến các tổ chức tín dụng khác. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ ngân hàng không thu hồi được vốn mà mục tiêu sử dụng vốn của khách hàng cũng khó đảm bảo, đồng thời gây khó khăn cho những lần vay vốn tiếp theo. Nếu rủi ro xảy ra ở quy mô lớn, tốc độ phát triển của nền kinh tế, của ngành hay vùng có thể bị chậm lại và suy giảm.

Ngoài ra, do bản chất hoạt động trung gian của mình, rủi ro tín dụng với ngân hàng này gián tiếp dẫn đến tổn thất của các ngân hàng khác do có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đóng vai trò liên kết trong hệ thống kinh tế. Nếu hoạt động một ngân hàng có sự tổn thất không khắc phục

được, có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w