Đối với Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 120 - 129)

III. Mức thay đổi tỷ lệ DPRR tín dụng (%)

– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.4.3. Đối với Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là tổ chức chủ quản, có vai trò định hướng và quyết định chiến lược chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro trong toàn hệ thống. Chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm là đơn vị phân cấp thực hiện trực tiếp, mong muốn có những hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Cho đến tháng 7 năm 2020, Vietcombank đã công bố đáp ứng 3 Trụ cột của Basel II cùng với VIB, MSB, VPBank, SeABank và TPBank. Tuy vậy, hầu hết các quy trình hay mô hình này đều bắt đầu triển khai ở trên hệ thống hay Trụ sở chính. Về phía cấp độ Chi nhánh, các cán bộ làm công tác tín dụng

hay quản trị rủi ro tín dụng mong muốn được cập nhật, hướng dẫn kịp thời không chỉ trong phạm vi công việc của mình và toàn bộ hiểu biết về hệ thống quản trị rủi ro tín dụng mới. Bên cạnh đó, các thông tư, nghị định, quy định mới của Chính phủ và hệ thống cần được cập nhật kịp thời, hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh triển khai đồng bộ và có quá trình kiểm soát, đánh gía điều chỉnh lại cho phù hợp với hệ thống Vietcombank hay đội ngũ từng chi nhánh.

Đối với một mô hình quản trị rủi ro hiện đại, Vietcombank về cơ bản bước đầu triển khai các giai đoạn đầu như Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tính toán cấu phần PD, LGD, EAD; Có mô hình lượng hoá tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến cả danh mục;.. Ngân hàng Ngoại thương cần tiếp tục triển khai, hoàn thiện các mô hình này trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, tiếp tục chuyển đổi bổ sung các giai đoạn tiếp theo như: dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục, có thể quản lý vốn và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng; Quản lý rủi ro danh mục tính dụng chủ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động bằng công cụ ngân quỹ hoá tín dụng hay chứng khoán hoá khoản vay; quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị, trên đó các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro cho khoản tín dụng đơn lẻ đến toàn bộ danh mục.

Đối với việc hoàn thiện mô hình, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cấp chi nhánh:

- Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh.

Ngân hàng cần thiết lập cơ chế phân cấp thẩm quyền mới, trong đó phòng quản trị rủi ro được thành lập và ủy quyền ra quyết định tín dụng theo phân cấp Chi nhánh, tăng cường thẩm quyền phê duyệt của cá nhân. Việc này là do vẫn còn hiện tượng chồng chức năng quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh, dẫn đến xung đột về lợi ích và chưa hoàn toàn độc lập, minh bạch.

Hiện tại bộ phận quản trị rủi ro chưa có ở cấp Chi nhánh, vì vậy nên triển khai áp dụng mô hình 2 quyết định, tức là quyết định cấp tín dụng được đồng thời bởi bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro. Mô hình phê duyệt tín dụng này cũng đáp ứng được nguyên tắc “bốn mắt”, giảm thiểu rủi ro đạo đức trong việc ra quyết định tín dụng. Hơn nữa, có sự tham gia của cán bộ rủi ro trong phê duyệt tín dụng sẽ khiến việc cải tiến công tác xác định lãi suất khoản vay: Định giá lãi suất không đơn thuần dựa trên giá đầu vào của nguồn vốn và các chi phí hoạt động khác mà nó còn được điều chỉnh bởi nhân tố rủi ro của khoản vay. Lãi suất của các khoản vay đối với cùng một đối tượng khách hàng, cùng một kỳ hạn có thể khác nhau do rủi ro khác nhau. Điều này góp phần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng thông qua cung cấp lãi suất điều chỉnh rủi ro là thước đo hữu hiệu.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng hiệu quả khi có thể định hướng cho cán bộ tín dụng tìm kiếm khách hàng, thực hiện cho vay, là cơ sở có việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng hiệu quả đảm bảo: quy định rõ ràng cho từng loại khách hàng, phương thức cho vay, giới hạn tín dụng, kỳ hạn nợ, lãi suất cho vay thích hợp, tiêu chuẩn khách hàng, tài sản bảo đảm, năng lực tài chính, thẩm quyền, thủ tục thanh lý và thu hồi nợ; và có thể thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế.

Chính sách khách hàng bao gồm chính sách lãi suất, chính sách cấp tín dụng, các chính sách về đảm bảo tiền vay… đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đồng bộ nên việc áp dụng cho các đối tượng khách hàng riêng còn mang tính chất chủ quan. Đối với các khách hàng khác nhau, Vietcombankcần xây dựng các ứng phó thích hợp trong quá trình thẩm định cấp tín dụng để quá trình thẩm định diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, cần dựa vào phân loại khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ để đưa ra chính

sách cho nhóm các khách hàng khác nhau với độ rủi ro khác nhau.

Về định hướng khác hàng chú trọng vào nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh, có lãi suất đầu ra cao. Tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với khách hàng FDI lớn để tận dụng thuận lợi trong thời gian tới, đồng thời có thể định hướng các khách hàng này sử dụng các dịch vụ tổng thể khác của Chi nhánh. Tiến tới giảm tỷ trọng cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, đặc biệt chú trọng tăng trưởng tín dụng thông qua Phòng giao dịch, phát triển tín dụng cho vay theo chương trình. Chú trọng tập trung vào phân khúc khách hàng trung cấp và cao cấp.

- Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục, ngành hàng

Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh mới chỉ được quan tâm ở cấp độ khoản vay, quản trị rủi ro theo danh mục chưa được chú trọng thực hiện. Rủi ro tín dụng của các khoản vay có mối quan hệ tương quan, rủi ro của danh mục không phải là sư hợp cộng của rủi ro của từng khoản vay. Vì vậy, việc đa dạng hóa dư nợ vào các ngành, các khu vực khác nhau góp phần giảm thiểu rủi ro toàn danh mục. Để tăng cường quản trị rủi ro theo cấp độ danh mục cần xác định được danh mục ngành hàng cần quản lý và xác định hạn mức cho từng ngành hàng. Việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục giúp Chi nhánh có thể lập được báo cáo rủi ro, lợi nhuận và tổn thất của danh mục trên quy mô toàn thành, từ đó có các biện pháp thích hợp như mở rộng quy mô sản phẩm trên một khu vực nếu sản phẩm đó mang lại lợi nhuận cao và ở mức độ rủi ro chấp nhận được.

Đối với chiến lược nhân sự cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và công tác tín dụng:Xác định nguồn nhân lực cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Những nhân sự này đang được đãi ngộ, săn đón, cạnh tranh bởi các ngân hàng trên thị trường Việt Nam. Điều

này yêu cầu Vietcombank cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích hợp lý, đảm bảo thu nhập phản ánh năng lực và chất lượng công việc. Nếu có những cơ chế phù hợp, các cấp Chi nhánh mới có thể có các nhân sự tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.Tăng cường đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức hiểu biết về quản trị rủi ro tín dụng, pháp luật, thị trường, các ngành nghề liên quan… cho toàn bộ các cán bộ tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động này cần có sự đầu tư chi phí, tạo điều kiện thời gian để tổ chức thường xuyên, có ràng buộc với quyền lợi, lợi ích của nhân sự để có thể cập nhật kịp thời, nhanh nhất, nâng cao năng lực của hệ thống nhân sự hiện tại.Xây dựng văn hoá nội bộ đặc trưng Vietcombank. Văn hoá doanh nghiệp và các hoạt động truyền thông nội bộ cần có chú trọng thích hợp, để truyền đạt được tư tưởng ban lãnh đạo, các chính sách chiến lược mới đến từng nhân sự đồng lòng, hiểu sâu sắc. Bên cạnh đó là tiền đề cho việc các cán bộ giữ vững được đạo đức, ý thức nghề nghiệp trong việc triển khai công tác tín dụng.

Đầu tư tối đa cho các Chi nhánh như Chi nhánh Hoàn Kiếm cho việc sử dụng công nghệ thông tin để: phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng; hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ để có dữ liệu quản lý, tính toán định lượng sau này. Việc này cần có sự đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin (như mạng thông tin nỗi bộ, phần mềm, giải pháp kỹ thuật, phưong thức truyền thông phù hợp) kết hợp với các phương pháp quản lý nghiệp vụ cơ bản sử dụng công nghệ trong công việc (các thao tác, quy trình, thủ tục… đã tích hợp trong hệ thống ngân hàng chung). Tăng cường bảo mật, dữ liệu, an ninh mạng nội bộ nhưng cũng liên kết rộng hơn, nhanh hơn với các nguồn dữ liệu hệ thống hoặc quốc gia.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Chi nhánh Hoàn Kiếm cần có sự đầu tư hết mức tối đa cho việc sử dụng công nghệ thông tin để: phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng; hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ để có

dữ liệu quản lý, tính toán định lượng sau này. Việc này cần có sự đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin (như mạng thông tin nỗi bộ, phần mềm, giải pháp kỹ thuật, phưuong thức truyền thông phù hợp) kết hợp với các phương pháp quản lý nghiệp vụ cơ bản sử dụng công nghệ trong công việc (các thao tác, quy trình, thủ tục… đã tích hợp trong hệ thống ngân hàng chung). Tăng cường bảo mật, dữ liệu, an ninh mạng nội bộ nhưng cũng liên kết rộng hơn, nhanh hơn với các nguồn dữ liệu hệ thống hoặc quốc gia.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng có những ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến lợi nhuận cũng như hoạt động của Ngân hàng, nhất là trong thời điểm thế giới đang dự báo suy thoái và có nhiều biến động bất định trong bối cảnh đại dịch COVID- 19. Trong bối cảnh đó, bên cạnh xu thế tiếp cận các tiêu chuẩn quản trị rủi ro của quốc tế, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm cần được quan tâm, tăng cường nhằm cải thiện kết quả hoạt động của cơ sở nằm trong hệ thống của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Đề tài luận văn “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm”được chọnnghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay của ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng, của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung. Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.

- Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dung của Vietcombank Hoàn Kiếm, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thời gian tới,Luận văn đề xuất cácnhóm giải

pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Hoàn Kiếmvà một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp thành công.

Đây là một đề tài rộng, có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm./.

1. Basel Committee on Banking Supervision (09/2000). Principal for the Management of Credit Risk. Basel.

2. Đào Nguyên Thuận (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 02/2019.

3. Greuning, H.v., & Bratanovic, S.B. (2003). Analyzing and Managing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance and Financial Risk, 2nd Edition. Washington, D.C: The World Bank.

4. Lê Thị Hạnh (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sỹ, Học viện tài chính.

5. Ngân hàng nhà nước (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

6. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư về việc sửa đổi một số điều Thông tư về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư quy định về kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (2017), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (2018), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (2019), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm

Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Lao động.

13. Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xuân Hùng (2014), Ứng dụng mô hình Z- score vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập số 15.

14. Nguyễn Quốc Giang (2020), Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hương (2009), Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Thị Hương.

16. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014),Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

17. Phạm Thị Đào (2013), Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đăng Khâm.

18. Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

19. Phan Thị Thu Hà, Lê Thanh Tâm, Hoàng Đức Mạnh (2018),Bài giảng Quản trị rủi ro, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

20. Rose P.S (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.

21. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w