Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38 - 39)

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm, định hướng hoạt động tín

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.2. Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tíndụng

Theo Uỷ ban Basel tại bộ “17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng” (Basel Committee on Banking supervision, 09/2000) [1], quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 17 nguyên tắc trong các nội dung chính như sau:

Nhóm thứ nhất, tạo môi trường có mức độ rủi ro tín dụng phù hợp: Nội dung của nhóm nguyên tắc này là các ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho từng giai đoạn, phản ánh được khẩu vị rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo sự phân tách giữa bộ phận tín dụng và bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động của mình.

Nhóm thứ hai, xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý: Hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng và quy trình tín dụng rõ ràng, lành mạnh, Tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh là các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu, người được cấp tín dụng có năng lực, có mức độ tín nhiệm và có khả năng trả nợ. Ngân hàng phải thiết lập giới hạn cấp tín dụng đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, từng loại tiền. Ngân hàng phải có quy trình phê duyệt và cấp cho vay rõ ràng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có kinh nghiệm, có

năng lực nhằm đưa ra những nhận định thận trọng trong đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro cho vay.

Nhóm thứ ba, duy trì quá trình đo lường và quản lý tín dụng: Các ngân hàng phải có hệ thống theo dõi và quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có nguy cơ rủi ro và tình trạng các khoản tín dụng. Ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng phải có hệ thống thông tin, kỹ thuật phân tích đánh giá thường xuyên các hoạt động tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng. Khi đánh giá rủi ro tín dụng thì phải đánh giá trong điều kiện nền kinh tế thay đổi.

Nhóm thứ tư, bảo đảm kiểm soát tín dụng đầy đủ và nâng cao vai trò của cơ quan giám sát: Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, rủi ro tín dụng ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép. Để thực hiện điều này, các ngân hàng phải thiết lập và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá sự tuân thủ của chính sách, quy trình trong hoạt động tín dụng từ đó phát hiện kịp thời những yếu kém và có biện pháp hạn chế tổn thất xảy ra.

Nhóm thứ năm, ngân hàng phải thiết lập một bộ phận đánh giá lại từng khoản tín dụng một cách độc lập để nhận diện, phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp xử lý hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w