Mức độ tập trung được coi như là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề rủi ro tín dụng Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ rủi ro tín dụng của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43 - 44)

một nội dung trong danh mục rủi ro tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín dụng đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi rủi ro xảy ra.

Rủi ro tập trung tín dụng gồm hai nhóm chủ yếu: Rủi ro tập trung tín dụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng dựa trên các yếu tố rủi ro chung hay tương quan. Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng tập trung quá nhiều một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành/lĩnh vực kinh doanh.Trong khi đó, rủi ro tập trung tín dụng do sự liên hệ của các yếu tố

rủi ro lại liên quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, mà chỉ có thể phát hiện thống qua phân tích như giữa các thị trường mới nổi, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường với rủi ro thanh khoản.

Rủi ro tập trung thường xảy ra do quá trình hoạch định chiến lược, nhất là ở các nước đang phát triển, đó là hiện tượng các Ngân hàng xác định ưu tiên một nhóm mục tiêu là ngành/lĩnh vực, nhóm khách hàng, lạc quan hơn khi cấp tín dụng cho nhóm mục tiêu này. Rủi ro lại thường xảy ra với các Ngân hàng có giá trị vốn lớn, có khả năng cấp tín dụng rất lớn cho một ngân hàng (trong phạm vi của pháp luật quy định). Vấn đề này tái diễn, lặp đi lặp lại đặc biệt với tập trung tín dụng thông thường là do: Khi phát triển chiến lược kinh doanh, hầu hết Ngân hàng sẽ lựa chọn đánh đổi giữa việc chọn chuyên môn hóa một số lĩnh vực chính và mục tiêu dẫn đầu thị trường, đa dạng hóa luồng thu nhập (nhất là khi tham gia vào các thị trường có độ biến động cao). Tập trung rủi ro xuất hiện thường xuyên nhất vì các Ngân hàng đều nhận diện được các ngành có mức độ tăng trưởng nhanh, đánh giá quá mức lạc quan về triển vọng cùng với sự lên giá của tài sản, tiềm năng thu được mức phí và/hoặc chênh lệch cao hơn trung bình. Các Ngân hàng sẽ bỏ qua các trường hợp nguy hiểm này khi đã xác định chiến lược tập trung vào tăng trưởng tài sản hay thị phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w