Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 69 - 72)

- Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB)

TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Trên khía cạnh quy mô, tình hình tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu được thể ở Bảng dưới đây:

Biểu đồ 2.2.: Tìnhhình dư nợ tại Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2017 đến năm2019

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019 của Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm

Thông qua số liệu trên, có thể thấy Chi nhánh Hoàn Kiếm của Vietcombank có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay qua các năm. Dư nợ tín dụng năm 2017 đạt 7.767 tỷ đồng. Thực tế vào cuối tháng 11/2017, dự nợ tín dụng đã đạt mốc 7.850 tỷ đồng, nhưng do chỉ đạo kiềm chế tăng trưởng tín dụng tháng cuối năm của hệ thống Vietcombank tránh vượt hạn mức NHNN đưa ra cho ngành là 18 %, do đó đã Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện đưa dư nợ xuống còn mốc trên. Năm 2018 dư nợ cuối kỳ là 8.483 tỷ đồng, tăng 715 tỷ đồng so với 2017. Hoạt động tín dụng năm 2019 có sự đột phá, dư nợ cuối kỳ đạt 11.118 tỷ đồng, tăng 2.635 tỷ đồng so với năm liền trước, đạt quy mô tín dụng tương đương một số chi nhánh lớn khác trên địa bàn.

Tỷ trọng tín dụng tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và cho vay vốn lưu động (chiếm khoảng 58% tổng dư nợ), ít các khoản vay dự án, trung dài hạn, do đó tình bền vững của dư nợ là không cao.

Biểu đồ 2.3: Thị phần cho vay vốn của các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở Hà Nội

Nguồn: Các báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh năm của các Chi nhánh

Kết quả cho thấy mặc dù đã có cải thiện đáng kể về quy mô tín dụng, nhưng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn chỉ chiếm chiếm thị phần tín dụng nhỏ trong khu vực Hà Nội (khoảng 8%). Như vậy hoạt động tín dụng chưa phải là thế mạnh của Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm và cần có biện pháp để kích thích, khắc phục.

2.1.2.3. Lợi nhuận

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm được thể hiện qua bảngdưới đây:

Bảng 2.2:Tìnhhìnhlợi nhuậntạiVietcombank CN Hoàn Kiếmtừ năm2017đếnnăm2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lợi nhuận trước DPRR (tỷ đồng)

332.6 430.37 429.4

Lợi nhuận sau DPRR (tỷ đồng)

238.4 417.9 268.8

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019 của Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm

Từ các số liệu trên cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm có sự tăng trưởng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro qua các năm, nhưng bị chững lại trong năm 2019. Lợi nhuận trước DPRR của năm 2017 đạt 332,6 tỷ đồng, tăng 116,3 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng hơn 50% tăng trưởng. Năm 2018, mức lợi nhuận này là 430,37 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2017. Năm 2019 chỉ đạt 429,4 tỷ đồng lợi nhuận trước DPRR, có phần sụt giảm nhẹ so với năm 2018.

Trong giai đoạn trên, lợi nhuận sau DPRR cũng có xu hướng tăng về cơ bản tương ứng với mức lợi nhuận trước DPRR. Năm 2017, lợi nhuận sau DPRR đạt 238.4 tỷ đồng, con số này năm 2018 là 417.9 tỷ đồng, tăng gần 75%. Tuy nhiên năm 2019 có sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận sau DPRR. So sánh với các chi nhánh khác trên địa bàn, mức lợi nhuận này của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ đứng thứ 9/15 các cơ sở cấp chi nhánh khác. Nếu xét trên bình quân lợi nhuận cán bộ, Vietcombank chỉ đạt 1,99 tỷ đồng lợi nhuận mỗi cán bộ, xếp thứ 12 trên 15 chi nhánh, chỉ trên các chi nhánh có tuổi đời thấp hơn.

Đây là hệ quả của việc nợ xấu tăng đột ngột khiến Chi nhánh phải trích một phần lợi nhuận để trích lập DPRR. Điều này phần nào cho thấy rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w