Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 94 - 96)

III. Mức thay đổi tỷ lệ DPRR tín dụng (%)

2.3.2.1. Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tíndụng

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm còn có những hạn chế nhất định thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận tác nghiệp chưa có sự phân tách ở Vietcombank Hoàn Kiếm, chưa có sự độc lập hoàn toàn của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng và vai trò chủ chốt của bộ phận này trong quá trình quyết định tín dụng đảm bảo nguyên tắc của Basel II để tạo môi trường có mức tín dụng rủi ro phù hợp.Các đơn vị tìm kiếm khách hàng hiện nay (hai phòng khách hàng và phòng giao dịch) đều kết hợp tiếp cận, giao dịch trực tiếp, vừa đánh giá phân tích làm báo cáo xin đề xuất trình duyệt. Việc này tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là với các cán bộ có trình độ chuyên

môn chưa cao, hoặc đạo đức chưa đảm bảo tuyệt đối do động lực làm việc của phòng khách hàng là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nên về cơ bản sẽ tồn tại xu hướng làm cho khách hàng dễ được chấp nhận hơn (phân tích, đánh giá theo hướng tốt hoặc lựa chọn tiêu chí có lợi) để đảm bảo chỉ tiêu. Việc tiếp cận và giao dịch trực tiếp, không loại trừ khả năng sẽ nảy sinh thông đồng, trình tăng nhu cầu vốn để vay hộ hay lợi ích cá nhân để có thể vay tiền ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm đương nhiều nghiệp vụ, đầu việc cùng một lúc, khối lượng lớn, hướng dẫn hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, thẩm định pháp lý, tài chính, TSBĐ… nên việc thu thập thông tin bị thiếu sót, phân tích sơ sài, không phản ánh đúng thực trạng có thể coi như rủi ro nghề nghiệp

Thứ hai, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có một số hạn chế như chỉ tiêu phân tích chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực riêng biệt trong khi mỗi ngành, mỗi lình vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn về từng ngành, nên không đưa cảnh báo kịp thời và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào các ngành kinh tế kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tính chủ quan của phương pháp xếp hạng do cán bộ tín dụng trực tiếp cập nhật thông tin, cho điểm với từng chỉ tiêu theo hướng dẫn cho điểm của Hệ thống. Các chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên đánh giá của cán bộ tín dụng, đòi hỏi am hiểu tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan. Cơ chế xếp hạng này thực hiện thủ công do các cán bộ tín dụng nhập và lãnh đạo phê duyệt, không hoàn toàn đảm bảo tính chính xác, dễ bị can thiệp.

Thứ ba,chất lượng tín dụng suy giảm bất thường và mức tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2019 nhưng không được kiểm soát, cảnh báo kịp thời. Mặc dù có ý thức giám sát thông tin của khách hàng, nhưng việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn chưa thường xuyên, mang tính hình thức, một số khách hàng sử dụng sai mục đích có thể dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn với Chi nhánh. Công tác xử lý nợ xấu về cơ bản vẫn dùng dự phòng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch toán để theo dõi ngoại bảng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w