Mô hình và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 39 - 41)

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tíndụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm, định hướng hoạt động tín

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3. Mô hình và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tíndụng

Theo yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro tín dụng, mô hình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô

hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.

(i) Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung sự tách biệt giữa ba khối: Khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro và khối xử lý nội bộ. Mục tiêu của sự tách biệt này nhằm tăng cường chuyên môn hóa ở từng vị trí cán bộ, tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu.

Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng và trực tiếp đưa ra các quyết định có rủi ro.

Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận có chức năng quản trị rủi ro của ngân hàng bằng việc xây dựng các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của khách hàng, thiết lập hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện tín dụng trước khi giải ngân, thông báo nhắc nợ, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản bảo đảm.

Ưu điểm của mô hình:Mô hình tránh được tình trạng trùng lắp của hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro từ đơn vị kinh doanh quyết định mang tính chất cá nhân hoặc cố tình làm sai. Ngoài ra, mô hình còn nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Theo mô hình này, bộ phận kinh doanh được giảm thiểu phần công việc xử lý nghiệp vụ, do đó có thời gian dồn sức lực vào hoạt động kinh doanh nên tăng hiệu quả kinh doanh. Đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt chuyên trách nên công tác thẩm định, phê duyệt hiệu quả, chính xác và khách quan hơn.

Nhược điểm của mô hình:Việc xây dựng và triển khai mô hình đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian.Quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, do phải qua nhiều bộ phận dẫn đến tốn kém thời gian.Hệ thống thông tin hiện đại để xử lý tập trung mọi nghiệp vụ.

(ii) Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Phòng tín dụng sẽ thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm với mọi khâu của một khoản vay.

Ưu điểm của mô hình:Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ nên tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của mô hình:Phòng kinh doanh tập trung nhiều công việc, thiếu sự chuyên trách, do đó chất lượng thẩm định tín dụng không được đảm bảo.Cán bộ tín dụng vừa bán hàng vừa thẩm định nên việc đánh giá khách hàng thiếu sự khách quan.Cán bộ tín dụng phụ trách nhiều công việc cùng lúc do đó có sự lơ là trong việc kiểm soát sử dụng vốn vay, kiểm tra sau cho vay và bám sát hoạt động của khách hàng.Có nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w