Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng 1.Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 58 - 60)

- Phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB)

x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn năm trước

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng 1.Các nhân tố khách quan

1.2.6.1. Các nhân tố khách quan

(i) Môi trường chính trị, pháp lý

Môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mọi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội. Tình hình chính trị không ổn định dẫn đến khó khăn không chỉ với riêng doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh mà còn gây ra rủi ro tín dụng cho các Ngân hàng cho vay.

Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo được niềm tin trong quá trình đầu tư, cũng như giúp các

doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi, giảm thiểu rủi ro. (ii) Môi trường kinh tế xã hội

Các nhân tố vĩ mô có tác động chính tới quản trị rủi ro tín dụng đó là: Tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất.

Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng. Trường hợp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được cấp tín dụng, vì vậy, rõ ràng là xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn ở thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ cao hơn.

Lạm phát cao được biết đến như là một trong những yếu tố gây ra khó khăn cho hoạt động của các tổ chức, cá thể tham gia vào nền kinh tế, khi giá cả tăng nhanh thì xuất hiện việc đầu cơ, tích trữ, gây mất cân đối giả tạo với việc lưu thông hàng hoá. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần tham gia vào nền kinh tế.Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, các thành phần tham gia vào nền kinh tế có thể mất khả năng thanh toán, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho đầu tư, do đó xảy ra rủi ro tín dụng xảy ra là tất yếu, kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng thấp hơn thời kỳ lạm phát thấp.

Với lãi suất cũng là yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, khi lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho ngân hàng gia tăng các khoản cấp tín dụng. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng lên thì rủi ro tín dụng cũng sẽ có cơ hội gia tăng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng suy giảm và ngược lại.

(iii) Khách hàng

Nguyên nhân từ phía người vay có thể là những nguyên nhân cố ý hoặc không cố ý gây thiệt hại cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, khi lập

phương án kinh doanh, người vay có thể không tính toán, đánh giá được hết những khó khăn và rủi ro trong hoạt động của mình. Do vậy, người vay không thể khắc phục những khó khăn, không quản lý và sử dụng hiệu quả được đồng vốn dẫn đến tình trạng không trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng chịu rủi ro do khách hàng cố ý lừa đảo, chây ỳ… Để đạt được mục đích vay tiền, người đi vay có thể lợi dụng sự không cân xứng về thông tin để cung cấp thông tin sai lệch về tình hình tài chính, về phương án sản xuất, phương án trả nợ, làm chệch hướng thẩm định của cán bộ ngân hàng.

(iv) Môi trường rủi ro tín dụng

Môi trường rủi ro tín dụng được coi là hợp lý nếu đảm bảo được các yếu tố sau: Có một chiến lược rủi ro tín dụng rõ ràng và thường xuyên đánh giá lại chiến lược; Xác định và phân định rõ trách nhiệm, trong đó Hội đồng quản trị nhận thức được trách nhiệm cuối cùng và vai trò phê duyệt chiến lược, chính sách rủi ro tín dụng còn Ban điều hành chịu trách nhiệm triển khai.

(v) Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ khi đáp ứng được các yếu tố:Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho việc cấp tín dụng, từ việc cấp tín dụng lần đầu đến việc gia hạn nợ. Mọi khoản tín dụng đều được giám sát và quản lý chặt chẽ; Xây dựng giới hạn rủi ro cho từng khách hàng và nhóm khách hàng liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w