Định hướng hoạt động chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 104 - 107)

III. Mức thay đổi tỷ lệ DPRR tín dụng (%)

– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.2.1. Định hướng hoạt động chung

Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện theo phương châm hành động “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững” với quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo”, với trọng tâm quan trọng nhất là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu hoạt động, đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả cao và nâng cao năng suất lao động. Điều này được cụ thể hóa thông qua các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện với:

Đối với công tác giao kế hoạch năm/quý/tháng, chi nhánh thực hiện việc giao kế hoạch cho các phòng trong Chi nhánh trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh và KPI. Các phòng thực hiện giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cán bộ cũng như lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm theo từng mảng

nghiệp vụ/nhóm cán bộ. Trưởng phòng chịu trách nhiệm định kỳ hàng tuần, tháng, quý thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của phòng cũng như các cán bộ để có giải pháp hoàn thành kế hoạch được giao.

Đối với công tác khách hàng, chi nhánh coi công tác khách hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh, phát triển khách hàng phải chú trọng vào thực chất, tính hiệu quả nhằm mở rộng danh mục và đề cao kiểm soát rủi ro đối với các khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng. Tập trung mọi nguồn lực cho danh mục khách hàng mục tiêu là những khách hàng quan trọng nhất của Chi nhánh, thực hiện các chương trình đổi mới chất lượng dịch vụ, chương trình ưu đãi theo phân hạng khách hàng trong danh mục khách hàng mục tiêu. Tối ưu hóa danh mục khách hàng bán buôn; Gia tăng thị phần giao dịch của khách hàng hiện hữu có tình hình tài chính tốt; áp dụng nguyên tắc lợi ích tổng thể từ khách hàng và có sàng lọc/tập trung vào nhóm khách hàng tốt, thị phần thấp và có khả năng phát triển. Đẩy mạnh phối hợp bán chéo giữa bán buôn và bán lẻ tại chi nhánh nhằm khai thác tổng thể mối quan hệ khách hàng. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng Priority thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ về giá, chương trình ưu đãi…

Đối với công tác huy động vốn, chi nhánh chú trọng tăng trưởng nguồn tiền gửi giá rẻ; duy trì tỷ trọng tối thiểu tiền gửi KKH và ngoại tệ ở mức tương ứng 25%. Tiếp cận với các khách hàng là Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp lớn, các tổ chức Định chế tài chính (Chứng khoán, Công ty Quỹ quản lý, Ngân hàng TMCP tăng vốn) để thu hút thị phần tiền gửi tại VCB. Tập trung mở mới tài khoản khách hàng cá nhân, tăng cường thúc bán để khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, qua đó duy trì số dư không kỳ hạn cao. Tăng cường bán các dịch vụ phi tín dụng, bán chéo sản phẩm, quản lý dòng tiền để khai có hiệu quả nguồn vốn mới.

Đối với công tác tín dụng, chi nhánh đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ. Rà soát lại danh mục khách hàng cũ với sản phẩm Bán buôn. Tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng với khách hàng FDI có rủi ro tín dụng thấp. Chú trọng tăng trưởng tín dụng bán buôn ngắn hạn.

Đối với công tác xử lý nợ chi nhánh xử lý, thu hồi mợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ ngoại bảng, phân công lãnh đạo/cán bộ hợp lý để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu; các khách hàng đã gửi hồ sơ ra tòa các phòng cần phải tích cực phối hợp làm việc với cơ quan pháp luật để sớm có bản án có hiệu lực.

Đối với việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ để tăng nguồn thu phí và kinh doanh ngoại tệ, sẽ mở rộng nhóm khách hàng triển khai các sản phẩm tài trợ thương mại thay thế cho vay, triển khai chuyển dịch có hiệu quả từ thu nhập tín dụng sang thu nhập từ phí (chương trình giảm lãi suất vay bù đắp bằng thu dịch vụ).Chủ động tìm kiếm, tiếp cận và tăng cường giao dịch với các khách hàng có doanh số thanh toán xuất nhập khẩu lớn, các khách hàng có giao dịch với khu chế xuất/doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của khách hàng FDI lớn.Tìm kiếm các khách hàng KHBB tiềm năng để đẩy mạnh giao dịch thanh toán quốc tế/mua bán ngoại tệ; tăng thị phần Thanh toán quốc tế & TTTM, kinh doanh ngoại tệ với các khách hàng hiện hữu.Khai thác hiệu quả sản phẩm kết hợp giữa cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ; đẩy mạnh triển khai bán các sản phẩm bảo hiểm nhân tho và phi nhân thọ đặc biệt là bảo hiểm cho tài sản bảo đảm. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; tiếp tục tăng cường đào tạo kỹ năng, chất lượng dịch vụ cho cán bộ bán hàng/ cán bộ dịch vụ khách hàng.

Đối với việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chi nhánh đẩy mạnh bán chéo, bán kèm, bán lô các sản phẩn dịch vụ, khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng điện tử; Mở rộng quy mô và nâng cao tỷ lệ khách hàng ngân hàng điện tử. Tiếp cận các khách hàng kinh doanh chuỗi, kinh doanh thương mại

điện tử để mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng Thẻ Tín dụng quốc tế, tăng doanh số thanh toán và doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng Priority, đồng thời gia tăng số lượng khách hàng mới. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các khách hàng là các trường, các Công ty mới để bổ sung nguồn khách hàng bán lẻ để khắc phục tính mùa vụ, nâng cao thu nhập dịch vụ.

Đối với việc tăng cường công tác quản trị rủi ro, chi nhánh quán triệt công tác quản trị rủi ro tín dụng đến từng cán bộ khách hàng, tăng trưởng nhưng không hạ chuẩn. Tăng cường trong thẩm định khách hàng, kiểm soát hồ sơ giải ngân. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực vào đạo đức cán bộ khách hàng.

3.2.2. Định hướng hoạt động tín dụng tại ngân hàng3.2.2.1. Đối với công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w