Việc cấp tíndụng cần được thực hiện trên cơ sở công bằng giữa các bên Đặc biệt khoản tín dụng cấp cho các công ty và cá nhân có liên quan cần được phê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)

duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và thực hiện các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay trong trường hợp cho vay có ngoại lệ.

1.2.4.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Đây là nội dung cuối cùng của quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Tổn thất dự kiến được coi là chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thường được tính vào giá của khoản tín dụng và bù đắp bằng nguồn dự phòng, nếu quỹ dự phòng không đủ thì phải bù đắp bằng nguồn vốn tự có.

 Nguồn dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết. DPRR tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng, bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho các tổn thất xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng các tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại và trách lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng khoản nợ suy giảm.

Việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm giúp Ngân hàng đối phó với các tổn thất dự kiến và dựa trên cơ sở chính là phân loại nợ. Chính sách trích lập dự phòng cũng được cập nhật dựa trên các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ, mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội…Price Waterhouse Coopers (PwC) gợi ý tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cho các nhóm nợ như sau: Nợ nhóm 1 trích 1%; nợ nhóm 2 trích 2%; nợ nhóm 3 trích 25%; nợ nhóm 4 khó đòi trích 50% và nợ nhóm 5 khả năng mất vốn trích 100%.

Có 2 cách sử dụng quỹ dự phòng:Cách thứ nhất là duy trì các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản cho đến khi không còn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro.Cách thứ hai là đưa các khoản nợ xấu ra ngoài bảng tổng kết tài sản trên có sở sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để hạch toán “xóa nợ nội bộ”.

xử lý bằng dự phòng là nguyên tắc cao nhất của ngân hàng. Những thông tin xung quanh xử lý khoản nợ theo tiêu chí “xóa nợ nội bộ” phải được bảo mật.

 Đảm bảo vốn an toàn tối thiểu

Hiệp ước Basel II quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là vốn tự có của Ngân hàng tối thiểu phải đạt 8% tổng tài sản có rủi ro (được xác định bằng cách nhân số vốn cần thiết cho rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp với 12.5 sau đó cộng với Tổng tài sản có rủi ro tín dụng). Trong đó, tổng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w