Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 93 - 94)

III. Mức thay đổi tỷ lệ DPRR tín dụng (%)

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Một số điểm tích cực trong việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo định hướng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến tới Basel II.

 Đối với việc nhận diện rủi ro tín dụng: Đội ngũ cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc, nỗ lực nâng cao trình độ, tổng hợp thông tin trung thực để đưa ra đánh giá đúng nhất trên tình hình của khách hàng, theo dõi bám sát các thông tin trong quá trình trả nợ của khách hàng.

 Đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng: Chi nhánh đã thực hiện theo quy chế, quy định nội bộ của Vietcombank.

 Đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng: Cách bước đề xuất, thẩm định, giải ngân được thực hiện bởi các bộ phận khác nhau trong quá trình cấp tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm, đảm bảo sự chặt chẽ, minh bạch và ràng buộc lẫn nhau khi thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình kiểm soát thực hiện trước, trong, sau khi cấp tín dụng được kiểm soát nội bộ và bên ngoài tham gia. Bộ phận có tại cả trụ sở chính và chi nhánh, đảm bảo các khoản tín dụng được cấp đúng quy trình.

 Công tác xử lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là thu hồi nợ được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn nghiên cứu, về cơ bản công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đạt

100% kế hoạch trong năm, nhiều khách hàng đã được khởi kiện thành công. Đối với việc trích lập dự phòng được thực hiện đầy đủ đúng quy định và phù hợp định hướng nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, không để ảnh hưởng đến nguồn vốn của chi nhánh.

- Một số điểm tích cực trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2017-2018: So với giai đoạn trước đó, Chi nhánh đã cải thiện các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng. Mặc dù, các chỉ tiêu này có dấu hiệu tăng trở lại đáng kể vào năm 2019.Năm 2018, Chi nhánh trong số 11 Chi nhánh có chỉ tiêu quản trị rủi ro màu xanh, tỷ lệ rủi ro thấp trong hệ thống (mặc dù năm 2019 có sự biến động đáng kể). Trong việc chỉ đạo thực hiện tăng cường quản trị rủi ro tín dụng cấp chi nhánh từ lãnh đạo: Yêu cầu các phòng khách hàng nâng cao ý thức quản trị rủi ro của cán bộ; thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động; giám sát dòng tiền, hàng tồn kho..; yêu cầu rút kinh nghiệm từ các trường hợp phát sinh nợ xấu; yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm soát hồ sơ…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w