Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cấp xã

Phát triển nguồn nhân lực cấp xã chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tố, có cả những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan, trong đó một số nhân tố chủ yếu là:

- Nhân tố con người:

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Đây có thể coi là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức của mỗi đơn vị, tổ chức. Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác phát triển nguồn nhân lực thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ. Chúng ta đều nhận thấy, một khi một cán bộ, công chức muốn nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ học tập tự giác thì chất lượng sau đào tạo được nâng lên rõ rệt...

Một yếu tố rất quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã là trình độ của chính họ. Trình độ của CBCC ở mức độ nào, cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm như thế nào có tác động lớn đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức.

Tóm lại, nhân tố con người ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị nói chung và nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

- Sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ:

Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở: Đẩy mạnh công tác tham mưu, công tác chỉ đạo điều hành nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội… trong điều kiện chế độ tiền lương theo quy định của nhà nước không thay đổi thì sẽ tác động đến hiệu quả quản trị nguồn nhân lực.

Việc hoạch định khoa học công nghệ của tỉnh nói chung và và xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, trình độ lao động, nâng cao năng suất công việc, tiết kiệm biên chế, kinh phí, đồng thời đặt ra đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Sự phát triển của giáo dục - đào tạo:

Giáo dục đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, người lao động có trí thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục đào tạo là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục đào tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Chính vì vậy, giáo dục đào tạo có ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực CBCC cấp xã.

- Chính sách của nhà nước và địa phương:

Chính sách của nhà nước và địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phát triển nguồn nhân lực CBCC cấp xã. Sự phù hợp, ổn định của các cơ chế, chính sách sẽ tạo tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, nếu các chính sách của nhà nước và địa phương không phù hợp, thiếu sự ổn định sẽ gây nhiều khó khăn cho phát triển nguồn nhân lực CBCC cấp xã, khó khăn trong công tác quản lý, điều hành ở cơ sở.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như văn hoá, xã hội, các điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tính cách con người Lai Châu cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)