Vị trí địa lý, tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 47 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Vị trí địa lý, tự nhiên

Lai Châu là một tỉnh biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 450km; phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh có 108 đơn vị xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố với 1.207 cán bộ đang công tác tại Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND nhân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội cấp xã.

Tân Uyên là một huyện mới của tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009. Huyện có 09 xã, 01 thị trấn, 142 thôn bản, tổng diện tích đất tự nhiên là 89.732,85ha. Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Nam giáp huyện Than Uyên, phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, tuy mới thành lập nhưng huyện Tân Uyên được đánh giá là huyện thuận lợi, có nhiều triển vọng phát triển kinh tế, xã hội. Là nơi có tuyến đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 279 chạy qua, huyết mạch giao thông quan trọng nối giữa Sơn La - Lào Cai- Lai Châu - Điện Biên, theo dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt huyện Tân Uyên sẽ là nơi tiến hành xây dựng một trong các sân bay của vùng miền núi Tây Bắc. Chính vì vậy Tân Uyên được coi là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)