Nâng cao trình độ đi đôi với sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 90 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Nâng cao trình độ đi đôi với sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ cấp xã

Thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Một trong những nguyên nhân đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa được đổi mới phù hợp. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức này còn hụt hẫng khá nhiều về trình độ học vấn, chuyên môn, nghịêp vụ, lý luận chính trị, pháp luật, quản lý nhà nước, phần đông chưa đào tạo cơ bản và có hệ thống. Từ đó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức này là một việc làm thực sự cấp bách quyết định quá trình phát triển của tỉnh nói chung và các địa phương nói riêng. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở cấp xã của Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần bám sát định hướng sau:

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình đào tạo, quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực. Từ đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo kiến thức toàn diện, chuyên sâu; phải theo chức danh cán bộ, công chức; chú ý bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở. Hàng năm, CBCC cấp xã phải được bồi dưỡng cập nhập kiến thức mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc trường chính trị tỉnh.

- Phải coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức qua thực tiễn. Vì vậy, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở, trước hết là đồng chí Bí thư, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ có kinh nghiệm công tác từng lĩnh vực kèm cặp, giúp đỡ cán bộ dự bị kế cận. Thực hiện nghiêm túc hình thức đào tạo đối với từng chức danh, độ tuổi cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức trên 45 tuổi, tiếp tục duy trì phương thức đào tạo tại chức và bồi dưỡng ngắn ngày, nhưng phải đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh công việc, không đào tạo, bồi

dưỡng chỉ cốt để có bằng cấp. Đối với cán bộ trẻ dưới 40 tuổi, cán bộ, công chức trong diện quy hoạch có triển vọng phát triển, phải có kế họach đào tạo chính quy, tập trung, đúng yêu cầu đào tạo từng loại chức danh cán bộ, công chức (kể cả đào tạo lại).

- Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên, đề cao vai trò chủ động, sáng tạo trong học tập của học viên. Quan tâm đào tạo phương pháp tư duy, phương pháp công tác cho đội ngũ cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn, hướng vào kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể xuất phát từ thực tiễn và kỹ năng quản lý, điều hành của từng loại chức danh CBCC.

- Ban Thường vụ Đảng ủy và UBND cấp xã thực hiện phương thức đào tạo tại địa phương cho đội ngũ CBCC ở cấp xã bằng nhiều hình thức: hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm người đi trước cho lực lượng cán bộ, giao việc thử thách, luân chuyển cán bộ trong địa bàn đơn vị hành chính. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường Chính trị tỉnh và các Trường đào tạo trong và ngoài tỉnh để xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; số lượng, thời gian đào tạo và trách nhiệm của mỗi bên về quản lý cán bộ, công chức trong quá tình đào tạo, bồi dưỡng. Trường chính trị tỉnh cần quan tâm và đẩy mạnh công tác đào tạo theo tình thức kết hợp trung cấp chính trị - hành chính, trung cấp chính trị - thanh vận, chính trị - phụ vận, trung cấp chính trị - công an, trung cấp chính trị - quân sự. Điều đó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo điều kiện để cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn từng loại chức danh, nhất là cán bộ chính quyền và đoàn thể.

- Hàng năm, các ngành, các cấp cần có tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát huy những ưu điểm, biểu dương những cơ sở, đơn vị làm tốt và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những đơn vị chưa làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, qua đó rà soát, đối chiếu lại quy hoạch cán bộ, để xác định nhu cầu xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cho những năm tiếp theo. Đây là bước có trình tự quy trình khép kín mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa công tác quy hoạch và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, CBCC ở cấp xã nói riêng. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị cần quan tâm hơn nữa, để từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bên cạnh các hoạt động nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, tỉnh cần chú trọng công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức đúng người, đúng việc

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC ở cấp xã của Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ, công chức mà bố trí, phải theo quy hoạch. Kiên quyết khắc phục tình trạng đưa cán bộ, công chức bị kỷ luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ ở địa phương này, lĩnh vực này lại được bố trí, đảm đương nhiệm vụ tương đương hoặc cao hơn ở địa phương, lĩnh vực công tác khác.

+ Bố trí phải đảm bảo tính kế thừa, ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức ở từng cơ sở. Cần bố trí kết hợp cán bộ, công chức lớn tuổi và cán bộ, công chức trẻ tuổi tạo thành “ê kíp” lành mạnh để bổ sung cho nhau tạo một tập thể lãnh đạo quản lý mạnh. Bởi vì, cán bộ, công chức trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm như cán bộ, công chức lớn tuổi, nhưng họ hăng hái nhạy cảm, có óc sáng tạo, chịu khó học tập; các đồng chí lớn tuổi thường có bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, xử lý tình huống, phương pháp công tác.

+ Kiên quyết không bố trí những người không đủ bằng cấp chuyên môn vào chức danh cán bộ, công chức theo quy định. Mạnh dạn thay thế những người không có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác.

+ Cán bộ trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi trở về phải được bố trí vào vị trí đã quy hoạch, nếu phát triển tốt thì xem xét bố trí vị trí cao hơn.

+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình bộ máy, cán bộ ở các địa phương, đặc biệt là các xã vùng tôn giáo, dân tộc, biên giới để có phương án điều động , tăng cường hoặc luân chuyển cán bộ, công chức kịp thời đảm bảo ổn định bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong toàn tỉnh. Bên cạnh việc bố trí, sử dụng cán bộ, cần quan tâm thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ cấp xã. Luân chuyển cán bộ, công chức là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong lãnh đạo, quản lý, điều phối cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, tăng cường cán bộ cho những vùng, những lĩnh vực đang có khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ cán bộ. Trong thời gian tới, việc luân chuyển cán bộ, công chức cần quan tâm một số nội dung sau:

+ Đối tượng luân chuyển: đối với cấp xã, chỉ thực hiện đối với các chức danh cán bộ chuyên trách như: Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và các chức danh công chức chuyên môn; ở cấp huyện thực hiện luân chuyển đối với các chức danh trưởng hoặc phó phòng (ban)

+ Hình thức luân chuyển: Luân chuyển theo chiều dọc (huyện xuống xã và ngược lại) giữa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã với các chức danh trưởng, phó phòng (ban) cấp huyện. Luận chuyển ngang (giữa xã, phường, thị trấn trong nội bộ huyện, thành phố, thị xã) thực hiện đối với một số chức danh chuyên môn như: Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội... Luân chuyển trong nội bộ xã, phường, thị trấn: chỉ thực hiện với các chức danh cán bộ chuyên trách đảng, chính quyền và đoàn thể.

+ Xây dựng kế hoạch luân chuyển: Mỗi cấp ủy phải xây dựng kế hoạch, đề án luân chuyển cán bộ thật cụ thể, chu đáo, chi tiết. Xác định rõ lộ trình, thời gian, thời hạn luân chuyển. Quy định các chế độ đãi ngộ đối với từng loại cán bộ và theo tính chất của địa bàn công tác. Tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng và hiệu quả hoạt động

của bộ máy. Chọn đúng người có năng lực, có bản lĩnh và có khả năng thích ứng nhanh... khi luân chuyển tới địa bàn có nhiều vấn đề nhạy cảm. Tránh khuynh hướng luân chuyển người không làm được việc, người không có uy tín, người bị kỷ luật hoặc luân chuyển để "nhường chỗ" cho người khác.

+ Chuẩn bị tốt địa bàn cán bộ luân chuyển đến: Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ luân chuyển đến sớm bắt nhịp với cơ sở, làm tốt công tác tư tưởng trong cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể, nhân dân để cán bộ yên tâm, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ mới.

+ Làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi và đánh giá công tác luân chuyển: định kỳ thực hiện sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp hữu hiệu cho công tác luân chuyển cán bộ. Đánh giá chính xác chất lượng cán bộ trước và sau khi thực hiện luân chuyển. Cân nhắc, đề bạt đối với cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ khi hết thời hạn luân chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)