Thực trạng công tác điều động, luân chuyển cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.4. Thực trạng công tác điều động, luân chuyển cán bộ

Công tác củng cố, kiện toàn, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện khá tốt. Tình trạng bè phái, cục bộ địa phương, mất đoàn kết tại cơ sở đang dần được khắc phục, một số xã vùng sâu vùng xa có đồng bào theo tôn giáo được Công an huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện tăng cường cán bộ, chiến sỹ về thành lập tổ công tác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Từ năm 2010 đến nay đã thực hiện luân chuyển 15 cán bộ từ huyện xuống xã, giữ các chức vụ chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã); 03 cán bộ xã về huyện, thị. Thực hiện thí điểm Đề án tuyển chọn 600 tri thức trẻ huyện đã tiếp nhận 07 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ Đại học tăng cường về làm việc tại các xã.

Tuy nhiên công tác củng cố, kiện toàn cán bộ ở một số địa bàn thiếu kịp thời, chất lượng có mặt còn hạn chế; công tác luân chuyển cán bộ từ cấp xã lên cấp huyện và từ xã này sang xã khác gặp rất nhiều khó khăn do thiếu điều kiện về tiêu chuẩn, trình độ, phong tục, tập quán, chế độ, chính sách, nhà công vụ … Việc luân chuyển, tăng cường cán bộ xuống xã chưa thực sự hiệu quả, do đội ngũ cán bộ huyện mỏng, việc lựa chọn cán bộ để luân chuyển tăng cường chủ yếu là cán bộ trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế, thiếu một số kỹ năng, đặc biệt kỹ năng giao tiếp, đoàn kết tập hợp quần chúng, xử lý tình huống và thuyết phục người khác; môi trường làm việc tại các xã còn nặng nề, cục bộ, tạo rào cản cho cán bộ luân chuyển, tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác cán bộ cũng như hiệu quả công tác của cả hệ thống chính trị xã đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)