Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cấp xã

Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Nước ta là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát thấp, đó là nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công là chính, năng suất lao động thấp. Để có được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, không có con đường nào khác là phải công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Chỉ có công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta mới sớm rút ngắn được khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển. Đồng thời sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó thúc đẩy kinh tế- xã hội đi lên.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Muốn công nghiệp hóa được đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức cần phải được thay đổi về tư duy, phong cách làm việc. Điều đó đặt ra nhu cầu tất yếu là cần hoàn thiện công tác cán bộ, nhất là công tác phát triển cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới đất nước.

Xây dựng một nhà nước pháp quyền là tính tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước, trong đó pháp luật được đề cao vai trò, là công cụ quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm. Nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi chính bản thân nhà nước cũng phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật làm hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ để quản lý xã hội. Để làm được điều này, đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, am hiểu pháp luật, thực thi pháp luật một cách hiệu quả và linh hoạt. Từ đó, hoàn thiện công tác phát triển cán bộ trở thành vấn đề tất yếu.

Xuất phát từ vai trò của cán bộ cấp xã và chính quyền cấp xã.

Chính quyền và cán bộ cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính quyền nhà nước ta hiện nay. Điều đó được thể hiện ở một số nội dung sau đây.

Một là: Chính quyền cơ sở là nơi giao lưu trực tiếp nhất, gần gũi nhất giữa nhà nước và nhân dân. Chính quyền cơ sở là hạt nhân, là nơi trực tiếp triển khai chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào trong thực tế. Chính quyền cấp xã là nơi biểu hiện rõ nét nhất tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Lợi ích của nhân dân, sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước chỉ được đảm bảo khi hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền và đội ngũ cán bộ cấp xã có hiệu quả.

Hai là: Chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp giải quyết các yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Chính quyển cơ sở cũng là nơi trực tiếp, đầu tiên đưa ra các giải pháp cần thiết theo thẩm quyền để giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc; từ đó góp phần vào đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Để làm được điều này, đòi hỏi cán

lắng, quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; biết cách giải quyết và đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó là một chính quyền hoạt động có hiệu quả.

Ba là: Chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã chính là nơi trực tiếp nhất, là người trực tiếp nhất thực hiện các hoạt động quản lý, điều hành sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Kinh tế- xã hội địa phương có phát triển được hay không, các hoạt động cung cấp dịch vụ công có đảm bảo chất lượng, phục vụ, đáp ứng những nhu cầu thiết thực của nhân dân địa phương hay không là do hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước tại địa phương của bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở.

Xuất phát từ tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hiện nay

Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, cấp xã chính là cấp tổ chức thực thi chính sách, pháp luật vào trong thực tiễn. Để chuyển tải chính sách, pháp luật vào trong thực tiễn đòi hỏi cán bộ cấp xã phải được đào tạo bài bản, có năng lực, chuyên môn nhất định. Nhưng trên thực tế hiện nay, trình độ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã nói riêng ở nước ta còn thấp. Số lượng cán bộ chưa qua đào tạo bài bản, là thành quả còn lại của những năm tháng giáo dục bao cấp còn nhiều. Tình trạng cào bằng, đi đào tạo lấy lệ còn nhiều… Chính những nhân tố này đã làm giảm sút hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước rất nhiều. Đây cũng là lý do cần thiết để hoàn thiện công tác phát triển cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức; khắc phục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã

Hội Nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương, khóa IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng”

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế- xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; thể chế và nền kinh tế thị trường ngày càng được định hình và hình thành rõ nét hơn. Nhưng bên cạnh đó, những tiêu cực của nền kinh tế thị trường lại có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới lối sống, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ cấp xã. Lối sống ích kỷ, chạy theo đồng tiền, tình trạng tham ô, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, cố ý làm trái các quy định của pháp luật và nhà nước còn xảy ra phổ biến. Điều này làm giảm sút vị thế, vai trò của nhà nước trong nhân dân, gây bất ổn về chính trị, xã hội. Vì vậy việc hoàn thiện công tác phát triển cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp xã nói chung gắn với việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng là điều thiết yếu.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế xã hội địa phương, đội ngũ cán bộ phải được đào tạo bồi dưỡng liên tục sau tuyển dụng và gắn với nâng cao chính sách tiền lương, tiền thưởng.

Thực hiện tốt việc tuyển dụng, tuyển chọn thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, bố trí sử dụng hợp lý vị trí việc làm đồng thời kết hợp kiểm tra giám sát.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)