Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Những tồn tại, hạn chế

Về năng lực lãnh đạo: Năng lực và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên còn nhiều bất cập, yếu nhất là việc xây dựng chiến lược ở tầm vĩ mô, chưa có tầm nhìn tổng thể, tính qui tụ, vai trò người đứng đầu. Các chương trình, kế hoạch, đề án chưa được xây dựng theo hướng tổng thể, đồng bộ; việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ở cơ sở chưa sát với thực tế; quản lý chuyên môn còn nặng về tính hành chính, ít chiều sâu trong công tác chỉ đạo. Chưa chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ thiết thực, phù hợp với từng địa phương. cơ bản là thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của cấp trên là chính.

Một số cán bộ lãnh đạo xã chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công việc, hầu hết trình độ đào tạo là tại chức. Trình độ văn hóa tốt nghiệp bổ túc chiếm tỉ lệ cao, họ không được đào tạo chính qui về nghiệp vụ quản lý trước khi giao nhiệm vụ, chủ yếu là bồi dưỡng sau khi trúng cử. Do đó, sự năng động, sáng tạo, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế, phương pháp làm việc chưa thực sự khoa học, năng lực lãnh đạo chưa đồng đều, chưa thực sự chú ý vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng ngày càng cao của nhiệm vụ.

Trong công tác quy hoạch cán bộ: một số đơn vị cấp xã mới chỉ tập trung vào việc lựa chọn cán bộ kế cận phục vụ cho nhu cầu trước mắt, chưa thực hiện tốt yêu cầu quy hoạch (động, mở) một chức danh nhiều cán bộ dự nguồn, một cán bộ tham gia qui hoạch nhiều chức danh. Chưa mạnh dạn giới

thiệu cán bộ trẻ có triển vọng phát triển đưa vào nguồn, một số cơ sở chưa thực sự đổi mới nhận thức nên chủ yếu giới thiệu theo tuần tự hoặc quy hoạch tạo nguồn để khép kín trong phạm vi địa phương, đơn vị, chức danh. Một số cán bộ trong diện quy hoạch ở cấp cơ sở chưa đảm bảo tiêu chuẩn (quá tuổi, năng lực hạn chế...).

Việc giải quyết đầu ra trong công tác cán bộ còn nhiều khó khăn. Còn một vài đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, nên còn giản đơn khi xây dựng quy hoạch, chưa coi là việc làm thường xuyên. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch còn thấp. ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên khi tham gia lựa chọn cán bộ để xây dựng quy hoạch chưa cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuy có nhiều cố gắng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác bố trí cán bộ sau đào tạo chưa kịp thời, chưa phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Có trường hợp đào tạo chưa gắn với quy hoạch cán bộ.

Trong công tác luân chuyển cán bộ: Các chức danh chủ chốt nêu trong Nghị quyết ll-NQ/TW chưa được chú trọng xây dựng phương án luân chuyển. Một số trường hợp luân chuyển chưa gắn với quy hoạch cán bộ. Một số cấp uỷ ngại va chạm nên thực hiện luân chuyển còn dè dặt, số cán bộ được luân chuyển mới thực hiện theo chiều dọc (Huyện về xã, xã lên huyện) chưa thực hiện luân chuyển ngang giữa đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã.

Công tác đánh giá cán bộ ở một số cơ sở chất lượng chưa cao, chưa coi trọng quy trình, vẫn còn tình trạng né tránh, dĩ hoà vi quý, hình thức, chưa kết hợp nhiều nguồn thông tin trong đánh giá cán bộ. Sau kết quả đánh giá cán bộ hàng năm, một số cán bộ đã được chỉ ra những khuyết, nhược điểm song chậm khắc phục. Chính vì vậy, còn có cán bộ được tặng bằng khen cấp tỉnh 3- 4 năm liền nhưng khi kiểm tra cấp có thẩm quyền vẫn bị xử lý kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 71 - 73)