Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh đi đôi với đổi mới việc tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 85 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh đi đôi với đổi mới việc tuyển

chọn cán bộ cấp xã

Tiêu chuẩn cán bộ là căn cứ, là mục tiêu cho mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. Xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ, công chức cũng giúp cho công tác quản lý cán bộ, công chức đi vào nề nếp, chính quy và hiện đại. Xuất phát từ tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, các cấp các ngành phải cụ thể hoá thành những tiêu chuẩn cụ thể, sát hợp với chức năng, nhiệm vụ từng tổ chức, nhiệm vụ chính trị của địa phương; cũng như chức danh từng cán bộ, công chức trong tổ chức được phân công. Trên cơ sở những quy định về tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC cấp xã theo quy định của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian tới Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu cần phải xây dựng tiêu chuẩn cụ thể. Để xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại CB, CC cấp xã cần chú ý những yếu tố sau:

Một là, đặc điểm, tính chất của từng loại nhiệm vụ công tác: Công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền, chuyên môn; lãnh đạo, quản lý, điều hành hoặc thực thi nghiệp vụ.

Hai là, Cán bộ do bầu cử theo nhiệm kỳ, các chức danh chuyên môn (công chức).

Ba là, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng vùng, miền, từng địa phương. Xây dựng tiêu chuẩn CBCC cấp xã ở Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trong thời gian tới cần quan tâm các tiêu

- Tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu và tuyển dụng: Thực hiện triệt để phương châm “trẻ hóa đội ngũ” và cần có sự phân biệt giữa cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã

- Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

+ Đối với 07 chức danh công chức cấp xã phải đảm bảo qua đào tạo trung cấp trở lên. Chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh, nhiệm vụ được giao. Riêng đối với các chức danh Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự nếu không có trình độ chuyên môn chuyên ngành thì phải có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành và phải qua khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành.

+ Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: Yêu cầu về trình độ trung cấp chuyên môn phải phù hợp với tình hình, đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ chuyên trách cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; công chức cấp xã tối thiểu phải được đào tạo về sơ cấp lý luận chính trị.

- Tiêu chuẩn về tiếng dân tộc: Đối với các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc, người đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể phải biết tiếng dân tộc sinh sống tại địa phương.

- Tiêu chuẩn về kiến thức bổ trợ: 100% cán bộ, công chức phải được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước; 100% có bằng tin học văn phòng A; 30% có trình độ ngoại ngữ A.

Ngoài các tiêu chuẩn về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và chính trị, đội ngũ cán bộ cấp xã cần phải có tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn thực thi các nhiệm vụ, sự tín nhiệm của nhân dân, khả

năng quy tụ, đoàn kết... Tùy theo từng loại cán bộ, công chức mà đánh giá sắp xếp thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn. Chẳng hạn, đối với cán bộ do bầu cử theo nhiệm kỳ thì tiêu chuẩn sự tín nhiệm của nhân dân, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm công tác đóng vai trò quan trọng; nhưng đối với các chức danh chuyên môn thì tiêu chuẩn cần phải có trình độ văn hóa và bằng cấp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CBCC, tỉnh cần đổi mới việc tuyển chọn cán bộ cấp xã. Trước hết, cần tuyển chọn đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ cấp xã. Theo đó:

- Đối với cán bộ chuyên trách:

Theo quy định hiện hành, việc tuyển chọn các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã thực hiện thông qua hình thức bầu cử. Hiện nay, công tác bầu cử các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã đang thực hiện chủ yếu theo phương thức "Đảng cử, dân bầu". Phương thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của tổ chức đảng về công tác cán bộ. Tuy nhiên, qua thực ,tế cho thấy, công tác bầu cử hiện nay ở các địa phương cần phải có sự đổi mới, vì:

Thứ nhất, việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia ứng cử dễ rơi vào khuynh hướng chủ quan, duy ý chí, thiếu dân chủ, nhiều khi chỉ là "ý đảng" chứ chưa phải "lòng dân", đặc biệt là ở những địa phương có tổ chức đảng yếu, thiếu đoàn kết, thống nhất. Dẫn đến tình trạng người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất vẫn không được chọn cử, giới thiệu vào vị trí xứng đáng; người không đủ năng lực phẩm chất lại được tiến cử, trọng dụng.

Thứ hai, việc tổ chức bầu cử các chức danh cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ chủ chốt thực hiện chủ yếu theo hình thức "dân chủ đại diện" do đại biểu bầu ra, chứ chưa thực hiện theo hình thức "dân chủ trực tiếp" do toàn thể cử tri bầu ra. Do vậy, trong nhiều trường hợp, chủ tịch HĐND, UBND xã chưa thật sự là người được đông đảo cử tri hoặc nhân dân trong xã tín nhiệm bầu ra. Trong thời gian tới, việc bầu cử các chức danh cán bộ chuyên trách

- Đổi mới quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự: việc chọn cử, giới thiệu nhân sự để bầu vào các chức danh cán bộ chuyên trách cần thực hiện theo hướng công khai hóa, dân chủ hóa và xã hội hóa. Quy trình thực hiện phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, khách quan, tạo mọi điều kiện để có những người có đủ đức, đủ tài đều có cơ hội ngang nhau trong bầu cử.

- Đổi mới hình thức tổ chức bầu cử: đối với chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp xã nên áp dụng hình thức bầu cử trực tiếp. Trước mắt tiếp tục tổ chức thí điểm đại hội đảng cấp cơ sở bầu trực tiếp chức danh Bí thư và cử tri bầu trực tiếp chức danh Chủ tịch UBND xã. Thông qua đó để lựa chọn được người xứng đáng, có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước ở địa phương.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của đảng: các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác bầu cử thông qua việc quy định tiêu chuẩn các chức danh; quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên; kiểm tra giám sát chặt chẽ các khâu trong công tác bầu cử. Trong quá trình triển khai công tác bầu cử cần tránh 2 khuynh hướng:

Một là, buông lỏng lãnh đạo, quá trình bầu cử bị tư tưởng cục bộ, bè phái, dòng họ chi phối dẫn đến dân chủ "cực đoan"; hai là, lãnh đạo quá tập trung, duy ý chí, nhiều khi đó chỉ là ý kiến của một vài cá nhân "có chức, có quyền" dẫn đến dân chủ "giả hiệu". Cả 2 khuynh hướng này đều dẫn đến đến không đảm bảo công bằng, dân chủ. Từ thực tế này, cần thiết phải tạo ra cơ chế phối hợp, quản lý, giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành trong quá trình bầu cử, tuyển chọn cán bộ.

- Đối với chức danh công chức chuyên môn:

Hiện nay, theo Luật cán bộ, công chức các chức danh công chức chuyên môn ở cấp xã được hưởng chế độ công chức cơ sở, về cơ bản tương tự như công chức cấp trên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để từng bước tiêu

chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Để nâng cao chất lượng công chức cấp xã, trong thời gian tới việc tuyển dụng công chức ở cấp xã cần phải thực hiện thông qua hình thức thi tuyển là chủ yếu. Hình thức xét tuyển chỉ áp dụng ở các xã vùng cao, biên giới, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thiếu nguồn cán bộ hoặc đối với một số đối tượng thu hút, tăng cường về cơ sở. Để làm tốt công tác tuyển chọn công chức cấp xã cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, căn cứ đặc điểm, nguồn cán bộ, yêu cầu cụ thể từng chức danh công chức và tình hình thực tế của các địa phương để xác định nội dung, hình thức thi tuyển (hay xét tuyển) phù hợp. Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức đánh giá trong tuyển dụng công chức.

Thứ hai, việc tuyển chọn công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Để làm tốt vấn đề này cần phải xác định được hệ thống các tiêu chuẩn chức danh phù hợp với từng vị trí công tác gắn với điều kiện đặc điểm của từng địa phương.

Thứ ba, xây dựng quy chế thi tuyển, xét tuyển đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu bổ sung các quy định, quy chế và xây dựng các nội dung, giải pháp nâng cao chất lượng thi tuyển, xét tuyển công chức theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh.

Thứ tư, thực hiện tốt chính sách thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Nhất là chính sách khuyến khích, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về công tác lâu dài ở các xã, các đối tượng tuổi trẻ, được đào tạo cơ bản, đúng chuyên ngành.

Thứ năm, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, minh bạch và quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền đối với các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)