Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo cấp xã của huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu như thế nào?

- Những tồn tại, hạn chế và yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu?

- Giải pháp nào cần được thực hiện nhằm phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp cụ thể

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thông qua dữ liệu và tài liệu

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin từ tài liệu, dữ liệu. Người ta có thể chia thành hai loại.

Đó là phương pháp bàn giấy và phương pháp hiện trường. Phương pháp thu thập dữ liệu bàn giấy là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức, tức là dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng..., người nghiên cứu có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp.

Như vậy, người thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Trong thời đại Internet thì phương pháp này dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các nguồn dữ liệu thứ cấp còn nhiều hạn chế.

Phương pháp hiện trường bao gồm nhiều hình thức khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp. Đó là các phương pháp:

+ Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về nguồn nhân lực là cán bộ cấp xã bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại

các hiện tượng, hành vi của các đối tượng được quan sát, của cán bộ, công chức. Mục đích của quan sát là ghi lại hành vi, lời nói của cán bộ, công chức khi họ ở các nơi giao dịch với khách hàng. Sau khi quan sát thấy một hành vi nào đó của các đối tượng, ta có thể phỏng vấn họ để biết thêm thông tin về hành vi đó.

Phương pháp quan sát cho ta kết quả khách quan. Tuy nhiên, khó khăn đối với phương pháp này là không thấy được mối liên hệ giữa hiện tượng và bản chất của nó. Muốn vậy người ta phải tiến hành quan sát nhiều lần để tìm ra quy luật.

Khi quan sát cần giữ bí mật để đảm bảo tính khách quan. Nếu đối tượng bị quan sát biết chúng ta quan sát thì họ sẽ không ứng xử hành vi một cách khách quan.

+ Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tượng được chọn. Phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn tại nơi công cộng, phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua thư...

+ Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm:

Phương pháp thực nghiệm nhằm tạo ra điều kiện nhân tạo để xác định kết quả khi ta thay đổi một biến số nào đó trong khi giữ nguyên các biến số khác, tức là khám phá ra mối liên hệ nhân quả của hai biến số nào đó hoặc kiểm chứng các giả thiết đặt ra

+Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Ở chương 1, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng quan tài liệu nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu các tài liệu trước. Tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã

+ Phương pháp thống kê, mô tả:

Ở chương 3, phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng qua việc sử dụng dữ liệu thu được để lập bảng biểu, từ đó minh chứng cho các nhận định về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.

+ Phương pháp xử lý số liệu:

Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phương pháp tính toán để tính ra được tỷ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, tôn giáo...

+ Phương pháp lôgic - lịch sử

Phương pháp này xem xét, trình bày quá trình phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu theo một cách trình tự liên tục từ năm 2010 đến 2015 và khả năng phát triển đến năm 2020. Từ đó đưa ra các giải pháp tại chương 4 để phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.

Nguồn dữ liệu thứ cấp để thực hiện luận văn được lấy từ 2 nguồn chủ yếu là: Số liệu của Ban Tổ chức huyện ủy, Phòng Nội vụ Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu, Niên giám thống kê; các báo cáo về tình hình tổ chức, bộ máy, chất lượng cán bộ, công chức, các báo cáo về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở qua các năm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các phòng, ban, ngành ở Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu;

Các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web của các cơ quan, tổ chức có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. Cụ thể:

+ Các bài viết của các nhà nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng, các loại sách báo, các trang web trong nước để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức, một số tư

liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài huyện, Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực cán bộ, công chức… quá trình phân tích đánh giá để biết được rằng các cá nhân và các tổ chức họ có quan điểm như thế nào về đội ngũ cán bộ, công chức, đánh giá như thế nào về phát triển nguồn cán bộ cấp xã để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu được tiếp cận một cách liên ngành và cụ thể.

+ Các văn kiện hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, các báo cáo kinh tế xã hội, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu các năm từ năm 2010 đến năm 2015. Tình hình thực tiễn phát triển nguồn nhân lực cấp xã những năm qua nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền huyện, quá trình triển khai về cơ sở qua các thời kỳ để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm, phương hướng và giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin thông qua dữ liệu, tài liệu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin.

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia.

Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng. Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thông tin trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu

hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận được sử dụng để phân tích những nhân tố điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của huyện ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã và thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trong những năm vừa qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 4 để phân tích những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.

Phương pháp tổng hợp thông tin: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng. Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chương 3, từ việc phân tích nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4. Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.

2.2.2. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn cán bộ, công chức tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chương sau. Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ cấp xã, trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện.

Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả không chỉ nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ cấp xã mà nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các cơ chế chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực cấp xã, chỉ ra vị trí và vai trò của nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trong hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được thể hiện trong nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã mang tính phổ biến không chỉ riêng một một huyện, thành, thị nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của cả tỉnh, cả nước và thể hiện mối quan hệ giữa nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã.

Áp dụng quan điểm này để xây dựng quan điểm toàn diện trong công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, các phương tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác. Nguyên lý về tính phát triển được thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)