Đối với tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 100 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.5.2. Đối với tỉnh Lai Châu

- Đề nghị UBND tỉnh tổ chức thi chuyển ngạch, nâng ngạch cho cán bộ, công chức trong đó có đối tượng là cán bộ xã. Từ năm 2011 đến nay UBND tỉnh không tổ chức thi nâng ngạch do đó nhiều cán bộ xã đã tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nhưng chưa được chuyển xếp vào bảng lương phù hợp với trình độ theo quy định của nhà nước.

- Đề nghị UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh chính sách thu hút cán bộ về cơ sở công tác, trong đó chú trọng chế độ tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà ở … để khuyến khích, động viên cũng như thu hút được cán bộ cống hiến cho cơ sở.

- Sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp quản lý cán bộ, theo hướng phân cấp nhiều về huyện bởi hiện nay từ việc tuyển dụng, điều động đến nâng lương, nâng ngạch và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ xã đều do Sở Nội vụ thực hiện, điều này dẫn đến một số chế độ chính sách không được chi trả kịp thời do quy trình nhiều tầng, nhiều cấp, rườm rà, phức tạp.

KẾT LUẬN

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã là những người có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với người dân để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương. Việc không ngừng củng cố, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHXN trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Trong thành tích chung của Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trong công cuộc đối mới cùng với đất nước qua hơn 30 năm có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ lãnh đạo xã, thị trấn. Trong thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện Tân Uyên thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước với những thử thách mới, nhiệm vụ mới.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phươg và đặc biệt là sự chủ động, nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi cán bộ lãnh đạo xã tại huyện Tân Uyên.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước. Để xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như xu thế hội nhập chung của cả nước, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở cấp cơ sở là hết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của Đảng và chính quyền các cấp.

Chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ cơ sở. Nếu chính quyền cơ sở làm việc có hiệu quả thì đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, đem lại hiểu quả cao trong quá trình quản lý của nhà nước, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Ngược lại, nếu chính quyền cở sở không giải quyết một cách thấu đáo những vướng mắc của nhân dân, các cán bộ cơ sở làm việc không tốt có thể làm bùng phát sự phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với Chính quyền, với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính quyền cấp cơ sở, là cấp chính quyền gần dân nhất, giải quyết trực tiếp, hàng ngày, hàng giờ những vấn đề liên quan thiết thực tới đời sống nhân dân. Không có một cấp chính quyền nào có mối liên hệ mật thiết với nhân dân như chính quyền cấp cơ sở. Vì vậy, chính quyền cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền cơ sở là chính quyền Nhà nước thấp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X năm 2009), Kết luận số 37- KL/TW ngày 02/02/2009 của về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

2. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (12/2000), Khuyến nghị về chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

3. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1995), Hội thảo bàn về cải cách hành chính địa phương, vụ chính quyền địa phương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2001), Công văn số 151 ngày 8/5 Về việc góp ý đề án kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, Hà Nội.

5. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Báo cáo kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội năm 2014; 2015 của Ủy Ban nhân dân huyện Tân Uyên.

10. Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ công chức năm 2014, 2015 của UBND huyện Tân Uyên.

12. Lê Đình Chếch: "Về nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Hải Hưng" Hà Nội, 2001.

13. Nguyễn Đăng Dung (1997), "Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương", Nxb Đồng Nai.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, BCH Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (Năm 2011), Văn Kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở giai đoạn 2016-2020.

19. Đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020.

20. Nguyễn Minh Đoan (2009), "Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (10), tr.24 -28.

21. Giáo trình Chính trị học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội (2014)

22. Giáo trình Triết học Mác - Lê Nin, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội (2014) 23. Giáo trình và kiến thức đã được học tại lớp đào tạo trình độ Thạc sỹ tại

Học viện Khoa học xã hội; các tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực quản lý, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực…, các tài liệu khác có liên quan.

24. Nguyễn Thị Hải (2001), Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2001),"Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam" của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Học viện Hành chính Quốc gia (1991), "Cải cách bộ máy quản lý hành chính nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức nhà nước".

27. Lê Văn Hòe (2002), "Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi ", Đề tài độc lập cấp nhà nước: "Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi", Hà Nội.

28. Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

29. Luật cán bộ công chức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội (2008). 30. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,

Hà Nội (2015).

31. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội (2000) 32. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001). 33. Nghị định 112/2011/NĐ/CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ, về công

chức xã, phường, thị trấn.

34. Nghị định 24/2010/NĐ/CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, Qui định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức.

35. Nghị định 92/2009/NĐ/CP của Chính phủ, về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

36. Nghị quyết 11 ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 42/NQ- TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX), đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

37. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 01/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (Khóa XII) về xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

38. Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 20/6/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Uyên về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2011-2015.

39. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

40. Thang Văn Phúc và tiến sĩ Chu Văn Thành đồng chủ biên (2000), "Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã" của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Bùi Tiến Quý (2000), "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính

quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Văn Sáu và giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên (2001), "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Sáu và Giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên (2003), "Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Từ điển bách khoa Việt Nam (1994), Nhà xuất bản khoa học- xã hội,

Hà Nội.

45. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nhà xuất bản bách khoa, Hà Nội.

46. Phạm Đức Thăng: "Mấy suy nghĩ về việc củng cố tổ chức Đảng và chính quyền cấp xã hiện nay", Thông tin Chính trị học, số 1(8/2001);

47. Hồ Văn Thông (1991) "Tình hình các tổ chức chính trị ở nông thôn nước ta" được in trong cuốn sách "Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay", tập 2, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội.

48. Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB & XH của Bộ Nội vụ. Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ/CP của Chính phủ, về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, (năm 2010). 49. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng

dân về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

50. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tân Uyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Tháng 09/2010); nhiệm kỳ 2015 - 2020 (Tháng 07/2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 100 - 107)