Về chất lượng cán bộ cấp xã huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về chất lượng cán bộ cấp xã huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Đơn vị tính: người TT Trình độ cán bộ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số người có trình độ chuyên môn

chưa qua đào tạo 31 26 26 25

2 Số người có trình độ chuyên môn

trung cấp 50 47 46 45

3 Số người có trình độ chuyên môn

cao đẳng, đại học 24 30 36 36

4 Số người có trình độ chính trị

trung cấp, cao cấp 52 68 73 71

(Nguồn tại Phòng Nội vụ huyện Tân Uyên các năm 2013, 2014, 2015 2016)

Qua tổng hợp kết quả trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã qua các năm cho thấy số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Từ chỗ năm 2013 chỉ có 24 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 23% và 50 cán bộ có trình độ trung cấp, chiếm 48%, đến năm 2016 đã có 36 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 34% tăng 11% so với năm 2013.

Cùng với trình độ chuyên môn, số cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên ngày càng tăng. Năm 2013, đội ngũ cán bộ xã chỉ có 52 người có trình độ trung cấp lý luận

chính trị, chiếm 50%, đến nay, đội ngũ cán bộ cấp xã đã có 71 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm 67% trong đó 02 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Do được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, chính trị nên nhìn chung chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã ngày càng được nâng lên. Qua kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cán bộ đều xác định rõ ý thức trách nhiệm của mình trước công việc được giao; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức rèn luyện, trau dồi về nghiệp vụ chuyên môn; năng động nhạy bén trước tình hình mới và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ trẻ năng động sáng tạo, có nhiều ý tưởng trong tham mưu, quản lý, điều hành các nhiệm vụ, nhất là trong việc chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,... góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn các xã.

Bảng 3.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu hiện nay

Đơn vị tính: Người TT Cơ cấu cán bộ Tổng số Nữ Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị THCS THPT Trung cấp Đại học, Cao đẳng Trung cấp Cử nhân, Cao cấp 1 Bí thư Đảng ủy 10 01 02 08 04 03 09 01 2 Phó Bí thư Thường trực 10 01 01 09 04 05 08 01 3 Phó Bí thư, Chủ tịch UBND 09 0 0 09 03 05 08 4 Chủ tịch HĐND 06 01 01 05 05 01 05 5 Phó Chủ tịch HĐND 09 0 03 05 03 04 06 6 Phó Chủ tịch UBND 13 01 02 10 03 07 09 7 Chủ tịch Ủy ban MTTQVN 10 01 05 05 05 01 08 8 Chủ tịch Hội LHPN 10 10 04 06 06 01 03 9 Chủ tịch Hội CCB 10 0 06 03 03 0 03 10 Chủ tịch HND 10 02 03 06 05 03 06 11 Bí thư ĐTNCS Hồ Chí Minh 10 03 0 10 04 06 04 Tổng 106 20 27 76 45 36 69 02

Qua điều tra cán bộ lãnh đạo xã thị trấn huyện Tân Uyên có tỉ lệ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khá cao 56/106 người, chiếm 52,8%; qua đây thể hiện rõ vai trò, uy tín và khả năng điều hành của cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn. Ta có thể thấy với cương vị là người đứng đầu thì chức danh làm công tác Đảng có tỉ lệ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao hơn chức danh khối chính quyền (Bí thư xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 80%, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 20%; Chủ tịch UBND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 77,8%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 22,2%). Tương tự thế, kết quả đánh giá xếp loại cho thấy chức danh Phó Bí thư Đảng ủy số cán bộ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng cao hơn nhiều so với chức danh Phó Chủ tịch UBND điều này chứng tỏ việc điều hành chính quyền còn gặp nhiều khó khăn, kết quả triển khai các Nghị quyết của Đảng ủy xã có việc chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó đánh giá xếp loại cán bộ khối đoàn thể cho thấy tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất thấp, cá biệt chức danh Chủ tịch Hội Nông dân có cá nhân còn hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực. Qua đây cũng khẳng định hoạt động của đoàn thể xã vẫn còn nhiều hạn chế, tuy là cơ quan tuyên truyền của Đảng nhưng đoàn thể chưa tìm được giải pháp hiệu quả trong nâng cao chất lượng công tác vận động, tập hợp quần chúng, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong giám sát, phản biện xã hội, việc nắm bắt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên còn chưa thường xuyên và kịp thời.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tân Uyên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập. Số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các xã hầu hết không được đào tạo chính quy nên kiến thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế; lãnh đạo, quản lý thiếu tính chiến lược, thiếu chiều sâu, làm việc theo kinh nghiệm nên thường máy móc, bảo thủ, thiếu năng động và không có tính khoa học. Số cán bộ do cơ chế điều động hầu hết có trình độ non kém, khả năng tham mưu và phương pháp quản lý yếu kém, thiếu am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn nên làm việc thụ động, hiệu quả công việc còn thấp.

Bảng 3.5: Kết quả điều tra đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu năm 2015

Đơn vị tính: người

Chức danh TS

Kết quả đánh giá xếp loại

Xuất sắc Tốt HTNHCNL KHTNV SL % SL % SL % SL % Bí thư Đảng ủy 10 08 80 02 20 0 0,0 0 0,0 Phó Bí thư Thường trực 10 06 60 04 40 0 0,0 0 0,0 Phó Bí thư, Chủ tịch UBND 09 07 77,8 02 22,2 0 0,0 0 0,0 Chủ tịch HĐND 06 05 83,3 01 16,7 0 0,0 0 0,0 Phó Chủ tịch HĐND 09 02 22,2 07 77,8 0 0,0 0 0,0 Phó Chủ tịch UBND 13 06 46,2 07 53,8 0 0,0 0 0,0 Chủ tịch MTTQVN 10 07 70 03 30 0 0,0 0 0,0 Chủ tịch HLHPN 10 03 30 07 70 0 0,0 0 0,0 Chủ tịch CCB 10 03 30 07 70 0 0,0 0 0,0 Chủ tịch HND 09 02 22,2 06 66,6 01 11,1 0 0,0 Bí thư ĐTNCS HCM 10 07 70 03 30 0 0,0 0 0,0 Bình quân 106 56 52,8 49 46,2 01 0,9 0 0,0

(Nguồn khảo sát tại Phòng Nội vụ huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu)

Xuất phát từ đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của các xã và dựa vào những phẩm chất, năng lực của người cán bộ xã đã quy định trong Luật cán bộ công chức và quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của mỗi địa phương. Tác giả đưa ra những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo xã nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở những yêu cầu này, tác giả đã xây dựng 2 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí trực tiếp đến khảo sát lấy ý kiến bằng phiếu tại ban chấp hành Đảng bộ huyện; cấp ủy, trưởng phó các ngành, đoàn thể xã, Bí thư, trưởng các khu dân cư trên địa bàn khác nhau của huyện Tân Uyên. Số lượng người tham gia đánh giá 290 người, Gồm có: 79 cán bộ cấp huyện (trong đó có 39 cấp ủy huyện và 40 đồng chí là trưởng, phó các phòng ban ngành đoàn thể chính trị xã hội của huyện); 211 cán bộ, lãnh đạo cấp xã: trong đó có 69 cán bộ xã, thị trấn; 122 công chức và 20 đồng chí là bí thư chi bộ và trưởng khu dân cư tham gia đánh giá.

Bảng 3.6: Kết quả điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá về phẩm chất và năng lực của cán bộ lãnh đạo xã

TT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Điểm 5 Điêm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 TB cộng

Hệ thống phẩm chất SL % SL % SL % SL % SL % Điểm

1

Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, hiểu biết về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

254 84,7 21 7 16 5,3 9 3 0 0 4,7

2

Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối, chủ trương, chính sách về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

275 91,6 15 5 7 2.3 3 1 0 0,0 4,9

3

Có ý thức tổ chức, kỷ luật; ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công viêc

233 77,6 43 14,3 14 4,7 10 3,3 0 0,0 4,7

4

Am hiểu tình hình KT-XH địa phương, biết vận dụng đường lối chủ trương phù hợp với tinh hình với thực tế tại địa phương.

276 92 16 5,3 8 2,6 0 0,0 0 0.0 4,9

5 Có quan hệ tôt với cán bộ, nhân dân, được

mọi người kính trọng, yêu mến 281 93,7 19 6,3 0 0,0 0 0,0 0 0 4,9 6 Quan tâm chăm lo đến việc xây dựng tập

thể cấp ủy đoàn kết thống nhất. 257 85,6 24 8 15 5 4 1,3 0 0,0 4,8 7 Tác phong cởi mở, thẳng thắn, mẫu mực,

sống hoà nhập và có uy tín với nhân dân 243 81 37 12,3 20 6,7 0 0,0 0 0 4,7 8 Công bằng, trung thực, liêm khiết, không

tham ô, tham nhũng 184 61.3 40 13.3 35 11,7 30 10 11 3,7 4,2

9

Có ý chí, nghị lực vượt khó; dám nghĩ, dám

TT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Điểm 5 Điêm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 TB cộng

10 Luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân

chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 234 78,0 41 13,7 9 3,0 16 5.3 0 0,0 4,6

Hệ thống năng lực

11

Có khả năng nhận thức các quy luật, sự tiến bộ mới của khoa học công nghệ và vận dụng vào công việc.

171 57 71 23,7 37 12,3 21 7 0 0,0 4,3

12

Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, biết tranh thủ cơ hội trong lãnh đạo để đạt hiệu quả cao.

130 43,3 98 32,7 32 10,7 24 8 16 5,3 4,0

13 Có khả năng thuyết trình, thuyết phục, tiếp

xúc và đối thoại với tập thể và cá nhân 171 57 39 13,0 36 12,0 20 6,7 34 11,3 4,0

14

Có năng lực thực hiện các chức năng lãnh đạo; am hiểu và thành thạo công việc của người lãnh đạo.

239 79,7 21 7,0 24 8,0 16 5,3 0 0,0 4,6

15

Có tầm nhìn xa, trông rộng; biết đề ra những chủ trương phù hợp và có quyết định đúng đắn, kịp thời.

130 43,3 42 14,0 79 26,3 14 4,7 35 11,7

3,7

16

Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quân sự tại địa phương.

214 71,3 65 21,7 21 7,0 0 0 0,0 4,6

17

Có nghệ thuật lãnh đạo nhằm phát huy hết tiềm năng của tập thể; có phong cách quản lý khoa học.

101 33,7 89 29,7 43 14,3 11 3,7 56 18,7 3,6

18 Có khả năng qui tụ, tập hợp và có uy trong

công việc 176 58,7 47 15,7 21 7,0 51 17 5 1,7 4.1

Qua kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá xếp loại cán bộ lãnh đạo xã của huyện Tân Uyên (Bảng 3.6) cho thấy, việc xếp loại cán bộ lãnh đạo xã là phù hợp với kết quả đánh giá xếp loại cán bộ. Tổng điểm bình quân cho 2 tiêu chuẩn 18 tiêu chí được lấy ý kiến là 4,4 điểm (điểm tối đa là 5). Có tiêu chí được lấy ý kiến như “Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối, chủ trương, chính sách về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đạt 4,9 điểm; “Am hiểu tình hình KT-XH địa phương, biết vận dụng những đường lối chủ trương phù hợp với tinh hình thực tế tại địa phương”; Có quan hệ tốt với cán bộ, nhân dân, được mọi người kính trọng, yêu mếnđạt 4,9 điểm. Bên cạnh đó có tiêu chí quan trọng, được đánh giá cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân lãnh đạo, điểm đánh giá kết quả không cao như: “Có nghệ thuật lãnh đạo nhằm phát huy hết tiềm năng của tập thể; có phong cách quản lý khoa học” đạt 3,6 điểm; “Có tầm nhìn xa, trông rộng; biết đề ra những chủ trương phù hợp và có quyết định đúng đắn, kịp thời” đạt 3,7 điểm. Những tiêu chí đánh giá đạt dưới 4 điểm là những tiêu chí đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện và có yếu tố năng lực sẵn có của mỗi cán bộ lãnh đạo. Yếu tố nghệ thuật của người lãnh đạo đòi hỏi rất cao nó phải kết hợp hài hòa các yêu tố năng lực, kinh nghiệm, trình độ và uy tín của người lãnh đạo.

3.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

3.4.1. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ

Công tác đánh giá cán bộ được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, hàng năm các xã đều tổ chức đánh giá, phân lợi cán bộ đảm bảo đúng quy trình, mở rộng dân chủ, trung thực, lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ năm 2015 có 100 cán bộ được đánh giá trong đó 60 cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 39 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và 01 cán bộ hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực.

Tuy nhiên công tác đánh giá cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu khách quan, chưa thật sự dân chủ, công khai, còn nể nang, hình thức, ngại va chạm và còn tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, chưa phản ánh đúng thực chất

3.4.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã

Thực hiện Hướng dẫn của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, mở rộng dân chủ trong phát hiện, giới thiệu nguồn qua các hội nghị cán bộ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ. Chủ động phát hiện nguồn cán bộ trẻ có triển vọng, có tài, sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Trong công tác quy hoạch đã đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ, cấp ủy xã đã có nhiều chuyển biến về mặt nhận thức, chú ý chỉ đạo thực hiện, quan tâm đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ theo phương châm “mở” (quy hoạch đã được tiến hành thật sự dân chủ, công khai không khép kín trong phạm vi cơ quan đơn vị mà kết hợp giữa quy hoạch của cơ quan, đơn vị với quy hoạch cán bộ của cấp trên và cấp dưới mở rộng phạm vi nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị) và “động” (quy hoạch từ 2 đến 3 người cho một chức danh và một người tham gia quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh), đặc biệt coi trọng ba độ tuổi trong quy hoạch. Trong hơn 2 năm, huyện đã cử 29 cán bộ dự nguồn cấp xã tham gia học các lớp đào tạo về chuyên môn và 100 lượt cán bộ xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Việc tổ chức thực hiện đac có sự chỉ đạo chặt chẽ và đồng bộ, kế thừa và phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nói chung đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được thử thách, rèn luyện qua thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)