Công tác quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Công tác quy hoạch cán bộ

Theo từ điển Tiếng Việt do Viện nghiên cứu ngôn ngữ xuất bản năm 1998 định nghĩa: "Quy hoạch là sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".

Xây dựng quy hoạch là quá trình xây dựng một chương trình tiến độ tối ưu cho việc thực hiện các mục tiêu đã lựa chọn của hệ thống, dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Trong lãnh đạo thì công tác này giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó vừa là chức năng, vừa là công cụ của hoạt động lãnh đạo một tổ chức nói chung và lãnh đạo nhân sự nói riêng.

Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về quy hoạch cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước; Kết luận số 24- KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo khẳng định: “Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng”.

Nội dung công tác qui hoạch cần thực hiện tốt quy trình lập quy hoạch. Đánh giá tác động bên trong, bên ngoài về thực trạng và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn để tìm ra những thách thức và cơ hội, thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ lãnh đạo xã, thị trấn.. Đồng thời dự báo nhu cầu, yêu cầu đội ngũ và xác định mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực và yêu cầu của đội ngũ cán bộ. Trong qui hoạch phải đảm bảo tính kế thừa, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; đảm bảo về cơ cấu, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Cần xem xét các đặc trưng về phát triển KT - XH của cộng đồng, quốc gia và quốc tế có ảnh hưởng đến phát triển của địa phương và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)