Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm: Địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu - Thời gian: Từ năm 2010 - 2015

2.4. Các công cụ đƣợc sử dụng

Tác giả sử dụng các số liệu, báo cáo thu thập được từ các cơ quan, đơn vị có liên quan như: nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo...

Nguồn số liệu đó được thu thập từ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở… và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành.

Chủ yếu nguồn số liệu thực tế được thu thập thông qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban tổ chức huyện ủy, phòng Nội vụ, một số địa phương liên quan có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã...

2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu

Bước 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu như các báo cáo, các công trình nghiên cứu… để lấy các số liệu thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.

Bước 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu đã thu thập được.

Bước 3: Áp dụng các phương pháp đánh giá nhằm phân tích các số liệu cũng như dữ liệu thu thập được để đánh giá kết luận của đề tài ( sử dụng một số phần mềm word, excel,...)

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÃNH ĐẠO CẤP XÃ HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ảnh hƣởng đến phát triển cán bộ cấp xã tỉnh Lai Châu ảnh hƣởng đến phát triển cán bộ cấp xã

3.1.1. Vị trí địa lý, tự nhiên

Lai Châu là một tỉnh biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 450km; phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh có 108 đơn vị xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố với 1.207 cán bộ đang công tác tại Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND nhân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội cấp xã.

Tân Uyên là một huyện mới của tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009. Huyện có 09 xã, 01 thị trấn, 142 thôn bản, tổng diện tích đất tự nhiên là 89.732,85ha. Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Nam giáp huyện Than Uyên, phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, tuy mới thành lập nhưng huyện Tân Uyên được đánh giá là huyện thuận lợi, có nhiều triển vọng phát triển kinh tế, xã hội. Là nơi có tuyến đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 279 chạy qua, huyết mạch giao thông quan trọng nối giữa Sơn La - Lào Cai- Lai Châu - Điện Biên, theo dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt huyện Tân Uyên sẽ là nơi tiến hành xây dựng một trong các sân bay của vùng miền núi Tây Bắc. Chính vì vậy Tân Uyên được coi là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số của huyện là 10.935 hộ/53471 nhân khẩu, với 10 dân tộc sinh sống. Trong đó: Dân tộc Thái chiếm 49,3%, dân tộc H’Mông chiếm 17,8%, dân tộc Kinh chiếm 15%, dân tộc Khơ Mú chiếm 7,5%, dân tộc Dao chiếm 4,7%, dân tộc Lào chiếm 4,4%, dân tộc Giáy chiếm 1%, các dân tộc còn lại chiếm 0,3%. Các dân tộc trong huyện đã có quá trình cộng cư lâu đời và có quan hệ giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân... Tuy nhiên, mỗi dân tộc luôn có ý thức bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá và nhất là ngôn ngữ. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như lễ hội kin khẩu lẩu mẩu, tung cồng, nhảy sạp, múa xòe, then kin pang của dân tộc Thái, lễ hội Gầu tàu của dân tộc Hmông, lễ hội Tú Tỉ của người Giáy... vẫn còn được giữ gìn, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc trong huyện. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể quý giá, là nguồn tiềm năng nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng đang được du khách ưa chuộng.

3.1.2.2. Các đơn vị hành chính

Huyện Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: + Thị trấn Tân Uyên + Xã Mường Khoa + Xã Phúc Khoa + Xã Nậm Sỏ + Xã Nậm Cần + Xã Thân Thuộc + Xã Trung Đồng + Xã Hố Mít + Xã Pắc Ta + Xã Tà Mít

- Địa giới hành chính

+ Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; + Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; + Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên đã tranh thủ thời cơ, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nỗ lực phán đấu đạt được những kết quả quan trọng, đạt và vượt các mục tiêu Nghị Quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 16,8 triệu đồng/năm, tăng 1,75 lần so với năm 2010. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, tổng sản lượng lương thực đạt 28 nghìn tấn, tăng 5 nghìn tấn so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hạ tầng kinh tế phát triển tương đối nhanh, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư, hoàn thành, đưa vào sử dụng hiệu quả. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 27 tỷ đồng.

Văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh đảm bảo. Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từng bước được nâng cao. Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội được đổi mới, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc được giữ vững và phát huy.

Kết quả đạt được trong những năm qua tạo tiền đề và động lực quan trọng để huyện phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tới.

Trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Uyên tập trung khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với

bảo vệ môi trường. Tiếp tục củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Quan tâm kiện toàn và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, bộ máy quản lý Nhà nước, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; sớm đưa Tân Uyên trở thành huyện phát triển trung bình trong tỉnh vào năm 2020.

3.1.3. Khái quát sơ đồ bộ máy hoạt động chính quyền cấp xã tại huyện Tân Uyên Tân Uyên

(Nguồn: Hướng dẫn bố trí các chức danh cán bộ cấp xã, thị trấn theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ của UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu)

3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Lai Châu

3.2.1. Về số lượng cán bộ công chức

Bảng 3.1: Kết quả điều tra tình hình số lƣợng cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu qua các năm

Đơn vị tính: Người

Chức danh Số lƣợng cán bộ xã qua các năm

2013 2014 2015 2016 Bí thư Đảng ủy 10 10 10 10 Phó Bí thư Thường trực 09 07 10 10 Phó Bí thư, Chủ tịch UBND 09 07 09 09 Chủ tịch HĐND 07 09 07 06 Phó Chủ tịch HĐND 08 09 09 09 Phó Chủ tịch UBND 13 12 13 13 Chủ tịch MTTQVN 09 09 10 10 Chủ tịch Hội LHPN 10 10 10 10 Chủ tịch Hội CCB 10 10 10 10 Chủ tịch HND 10 10 10 09 Bí thư ĐTNCS Hồ Chí Minh 09 10 10 10 Tổng 104 103 108 106

(Nguồn điều tra thực tế tại Phòng Nội vụ huyện Tân Uyên các năm 2013, 2014, 2015, 2016)

Quan sát bảng 3.1 ta thấy:

Tổng số cán bộ lãnh đạo 10 xã, thị trấn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu thời điểm hiện tại có 106 đồng chí, hầu hết các chức danh đều bố trí đủ so với định mức biên chế được giao, một số chức danh thực hiện chế độ kiêm nhiệm như Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND; Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND; Phó Bí thư Thường trực kiêm Chủ tịch HĐND, Phó Bí thư Thường trực kiêm Phó

yếu là thay thế những cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển đổi từ chức danh này sang chức danh khác, việc bố trí cán bộ xã được thực hiện theo Quyết định 41/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định về số lượng, bố trí chức vụ, chức danh cán bộ cấp xã, nên việc bố trí sắp xếp vô cùng linh hoạt, xét trên thực tiễn thì với số lượng 106 cán bộ hiện nay là phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Như vậy cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn của huyện đảm bảo đủ số lượng cán bộ lãnh đạo theo qui định của nhà nước, cơ bản ổn định, không biến động nhiều qua các năm. Với quy mô như vậy đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

3.2.2. Về cơ cấu cán bộ lãnh đạo xã huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Bảng 3.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Uyên qua các năm

Đơn vị tính: người

TT Cơ cấu cán bộ Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Cơ cấu Nữ 19 19 19 20

3 Cơ cấu tuổi dưới 35 tuổi 43 39 35 46

4 Công tác Đảng 19 17 20 20

5 Công tác đoàn thể 48 49 50 49

6 Công tác Quản lý nhà nước 37 37 37 37

7 Lĩnh vực kinh tế 30 30 34 35

8 Lĩnh vực văn hóa xã hội 51 53 47 46

9 Lĩnh vực khác 23 20 27 25

(Nguồn tại Phòng Nội vụ huyện Tân Uyên các năm 2013, 2014, 2015 2016)

Qua bảng 3.2 ta thấy:

Về độ tuổi, đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Tân Uyên tương đối trẻ tuổi bình quân qua các năm là 40 tuổi lý do là do huyện mới được chia tách thành

lập, cán bộ trẻ có nhiều cơ hội để khẳng định và phát triển, tuy nhiên do số lượng cán bộ lãnh đạo tương đối ổn định nên số tuổi qua các năm đã nâng lên, theo cơ cấu tuổi năm 2016 số cán bộ dưới 35 tuổi là 46 người (tăng 03 người so với năm 2013), cán bộ trẻ tập trung nhiều nhất ở chức danh Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (10 người) và Phó Chủ tịch UBND xã.

Về giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia công tác quản lý trên các lĩnh vực tăng không đáng kể (tăng 01 người so với năm 2013) và chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số cán bộ lãnh đạo cấp xã (hiện nay chiếm 18,8%). Như vậy ta thấy mặc dù đã được quan tâm, tạo điều kiện nhưng đối tượng lao động là nữ ở miền núi vẫn còn nhiều rào cản để phát triển, đây không chỉ là bất cập ở riêng huyện Tân Uyên mà là vấn đề có tính đặc thù của các tỉnh miền núi nói chung.

Về lĩnh vực quản lý, việc quy định các chức danh lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể rất rõ nét. Qua bảng thống kê ta thấy thì trong tổng số 106 cán bộ cấp xã hiện nay có 20 cán bộ chuyên trách công tác đảng, chiếm 18,8%; có 49 cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể, chiếm 46%; chuyên trách HĐND có 15 người, chiếm 14%; chức danh lãnh đạo UBND có 22 người, chiếm 21%.

Đội ngũ cán bộ được bố trí trên các lĩnh vực ngày càng có cơ cấu hợp lý hơn. Theo đó cán bộ được đào tạo lĩnh vực văn hóa xã hội ngày càng giảm (giảm 05 người so với năm 2013) và thay vào đó là cán bộ được đào tạo về kinh tế, đây là một bước chuyển có tính hợp lý bởi Tân Uyên là huyện Nông nghiệp, với chủ trương phát triển ngành nông nghiệp mũi nhọn, gắn với dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp thì việc bổ sung cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực kinh tế là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó nhìn vào biểu ta thấy nếu chia trình độ chuyên môn cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn huyện Tân Uyên theo ba chuyên ngành (Kinh tế; Luật - Văn hóa - Xã hội và chuyên ngành khác) thì tỉ lệ cán bộ lãnh đạo xã thị trấn huyện Tân Uyên có chuyên ngành học kinh tế chiếm tỉ lệ nhỏ 32,1% (35/106),

đây cũng là điều kiện khó khăn cho việc cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế và phát triển kinh tế tại mỗi địa phương. Tỉ lệ học ngành luật, văn hóa xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn 45,3%. Đây cũng là điểm thuận lợi của cán bộ lãnh đạo xã thị trấn trong việc hiểu và nắm chắc các qui định của pháp luật, cũng như các vấn đề về văn hóa - xã hội trong vấn đề hội nhập kinh tế, văn hóa hiện nay, tích cực xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và đào tạo bền vững.

Cùng với chuyên ngành đào tạo thì hệ đào tạo liên quan đến chất lượng cán bộ. Ta thấy tỉ lệ đào tạo tại chức là quá cao 98,7% (81/82 cán bộ được đào tạo về chuyên môn). Đây cũng là vấn đề do chính sách tuyển dụng trước khi chưa có luật cán bộ công chức cấp xã, thị trấn để lại, song cũng là vấn đề đáng quan tâm tới chất lượng cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn hiện nay.

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe nâng cao thể lực cho độ cũ cán bộ cấp xã tại huyện Tân Uyên: Theo báo cáo Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ huyện năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa Khoa huyện về xây dựng kế hoạch và tổ chức thăm hỏi, thực hiện chế độ hỗ trợ điều trị nằm viện cho cán bộ nhanh chóng, kịp thời. Qua đó thể lực của cán bộ cấp huyện, xã luôn được đảm bảo để thực thi công vụ điều này thể hiện thông qua kết quả khám bệnh định kỳ cho cán bộ cấp huyện, xã hàng năm.

- Tổng số cán bộ tham gia khám sức khỏe: 170 đồng chí - Kết quả kiểm tra sức khoẻ (phân loại sức khoẻ) cụ thể như: + Phân loại sức khoẻ A: 24 đồng chí;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)