Các quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, ở huyện Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Các quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, ở huyện Tân

Uyên, tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay của huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra là rất lớn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn của huyện. Để phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn huyện Tân Uyên đáp ứng yêu cầu hiện nay Đảng bộ huyện Tân Uyên đã ban hành Đề án số 01-NQ/HU ngày 14/5/2015 về tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020; Trên cơ sở đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch 24/KH-UBND ngày 25/12/2015 ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức huyện Tân Uyên giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 26/12/2016 ban hành kế

hoạch luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở giai đoạn 2015-2020.. xác định nhiều quan điểm, nhiệm vụ nhằm phát huy nội lực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nêu cao tinh thần đoàn kết, tổ chức và thực hiện triệt để nội dung công tác cán bộ cấp xã, thị trấn cụ thể như sau:

Về quan điểm: Phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị; trực tiếp, toàn diện là người đứng đầu Ban Thường vụ Huyện ủy; nó có tác dụng trọng tâm trong việc nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, xây dựng chính quyền cơ sở đủ sức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của từng địa phương.

Về mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đạt chuẩn, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ sở trong tình hình mới.

Về mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, 100% cán bộ cấp xã có trình độ học vấn Trung học Phổ thong; 100% cán bộ có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên trong đó 30% có trình độ đại học; 100% có trình độ lý luận trung cấp trở lên trong đó 4% đến 5% có trình độ lý luận cao cấp; Trên 90% cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó 30% đến 40% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, đề án nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở chỉ rõ nhiệm vụ: Phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác nhận xét, đánh giá cán bộ; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo đủ số lượng, nâng cao về chất lượng, cơ cấu hợp lý về độ tuổi, giới tính, dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở cơ sở để tạo nguồn cán bộ tại chỗ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ; lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực,

nhiệt tình và có triển vọng phát triển để tăng cường, luân chuyển về cơ sở. Rà soát các quy định, hướng dẫn của tỉnh liên quan đến cán bộ cấp xã để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)