Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã

Thứ nhất, thực hiện chiến lược cán bộ cấp xã, thị trấn phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị tư tưởng. Các cấp ủy đảng phải chỉ đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ sát với thực tế, có tính khả thi, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đạt kết quả thiết thực.

Thứ hai, thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ; xác định rõ công tác cán bộ là trách nhiệm của các cấp ủy. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ, sơ kết, tổng kết kịp thời để đánh giá đúng tình hình, tìm nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp, nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của từng địa phương.

Thứ ba, nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn riêng của từng loại cán bộ để có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán nộ một cách đồng bộ, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy trình về công tác cán bộ, có kế hoạch tạo nguồn cán bộ, đổi mới công tác tuyển dụng công chức nhằm lựa chọn được cán bộ đủ tiêu chuẩn, năng lực ngay từ khâu đầu tiên. Trong các nội dung của công tác cán bộ cần đặc biệt coi trọng khâu đánh giá cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ làm cơ sở để thực hiện chiến lược cán bộ.

Thứ tư, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm, giữa lợi ích và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ… tạo điều kiện thuận lợi để

cán bộ phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, đi đôi với rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ đối với cán bộ theo quy định; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, động viên, tạo động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ năm, công tác cán bộ phải gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng ồ ạt, không có tính kế hoạch. Đào tạo, bồi dưỡng dưỡng phải gắn với bố trí, sử dụng cán bộ, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ có trình độ, năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 33 - 34)