Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn cán bộ, công chức tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chương sau. Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ cấp xã, trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện.

Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả không chỉ nghiên cứu nguồn nhân lực cán bộ cấp xã mà nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các cơ chế chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực cấp xã, chỉ ra vị trí và vai trò của nguồn nhân lực cán bộ cấp xã trong hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được thể hiện trong nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã mang tính phổ biến không chỉ riêng một một huyện, thành, thị nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của cả tỉnh, cả nước và thể hiện mối quan hệ giữa nội dung phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã.

Áp dụng quan điểm này để xây dựng quan điểm toàn diện trong công tác phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, các phương tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác. Nguyên lý về tính phát triển được thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã phải nắm được khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cấp xã ở Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhưng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã tại huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)