Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 83 - 96)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện, hỗ trợ để các DN có thể liên kết, phối hợp với các cơ sở y tế trong công tác đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đảm bảo sức khoẻ của NLĐ trong chiến lược phát triển NNL du lịch Phú Yên, từ đó có các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các DN trong công tác đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ

Điều tra, đánh giá NNL DL của tỉnh hiện nay để xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển DL. Tăng cường công tác thống kê và nghiên cứu khoa học phát triển nhân lực ngành DL để dự báo nhu cầu nhân lực, định hướng đào tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức, công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng DL.

Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành DL tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên

phục vụ chuyên ngành DL có chất lượng cao; thường xuyên liên kết, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: nghiệp vụ buồng, lễ tân... cho nhân viên, NLĐ của các DN du lịch; tổ chức cho cán bộ, công chức trong ngành tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích các cơ sở đào tạo DL lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh, sinh viên thực hành và hoạt động tạo thêm kinh phí cho đào tạo. Tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các loại hình trường, lớp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Huy động sự tham gia của các DN du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về DL có trách nhiệm cho các đối tượng là cán bộ quản lý, các đơn vị kinh doanh DL và cộng đồng dân cư tại một số khu, điểm DL.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng chiến lược và đặt ra kế hoạch cụ thể để xúc tiến du lịch trong thời gian thấp điểm. Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu (khách DL công vụ, những người hưu trí, công nhân viên…), tạo điều kiện cho các tổ chức DL đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và công tác phục vụ tốt hơn; góp phần làm giảm tính mùa vụ DL, duy trì sự ổn định trong ngành.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên vừa cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển ngành Du lịch nói riêng và tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Theo xu thế toàn cầu hóa ngành Du lịch, bên cạnh những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của ngành, một số yêu cầu năng lực mới mà nhân lực ngành Du lịch cần đáp ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành du lịch Phú Yên vẫn chưa khai thác thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình. Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, Phú Yên cần tập trung nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó phát triển nguồn nhân lực du lịch là một giải pháp quan trọng. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Phú Yên trong trong thời gian tới.

Nội dung của luận văn đã làm rõ lý luận về lao động trong ngành Du lịch khẳng định vai trò của nguồn nhân lực lao động tại các doanh nghiệp du lịch trên cơ sở đó tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung và các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, phân tích thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch để xác định những mặt đạt được và các mặt tồn tại. Qua đó, đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch nhằm mục đích xây dựng và đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Với các kết quả trên, cùng với sự cố gắng hết sức để thực hiên luận văn này, tác giả rất hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên do đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng, điều kiện nguồn số liệu thống kê ở địa phương rất hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong phân tích. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, Quý thầy cô và các độc giả quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

[1] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012). Quyết định Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, số 5139 QĐ-BVHTTDL. Hà Nội.

[2] Bộ Y tế (1997). Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Y tế, số 1613/BYT-QĐ. Hà Nội.

[3] Bộ Y tế (2010). Tổng điều dinh dưỡng 2009 – 2010. NXB Y học. Hà Nội. [4] Bùi Thị Ngọc Lan (2002). Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

[5] Bùi Văn Nhơn (2006). Quản lý và phát triển nguồn lực xã hội. NXB Tư pháp. Hà Nội.

[6] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2015). Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2015. NXB Thống kê. Hà Nội.

[7] Đoàn Văn Khái (2005). Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. NXB Lý luận Chính trị. Hà Nội.

[8] http://voer.edu.vn/ .

[9] Lê Thị Ngân (2004). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

[10] Lê Trường (2015). Singapore – Giải pháp nguồn nhân lực ngành Du lịch, khách sạn [online], viewed 05/04/2017, from < http://duhoc.dantri.com.vn/du- hoc/singapore-giai-phap-nguon-nhan-luc-nganh-du-lich-khach-san-

[11] Nguyễn Đăng Thảo và cộng sự (2001). Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[12] Nguyễn Long Giao (2013). Phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận án Tiến sĩ, khoa Triết học, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

[13] Nguyễn Thị Cẩm Hà (2015). Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hội An. Luận văn Thạc sĩ, Quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động – Xã Hội.

[14] Nguyễn Thị Giáng Hương (2013). Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án (Tiến sĩ), Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

[15] Nguyễn Tiệp (2005). Giáo trình Nguồn nhân lực. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[16] Nguyễn Trùng Khánh (2012). Phát triển dịch vụ lữ hành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Hà Nội

[17] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006). Giáo trình Kinh tế Du lịch. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[18] Nguyễn Xuân Thiên, Hà Minh Tuấn (2016). Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam [online], viewed 03/04/2017, from < http://baodansinh.vn/kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-cua-thai-lan- d29000.html >.

[19] Phạm Minh Hạc (2001). Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] Phùng Rân (2008). Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ. Trường Cao đẳng Viễn Đông. Tp.HCM.

[21] Quốc hội (2005). Luật doanh nghiệp, Quốc hội, số 60/2005/QH11. Hà Nội.

[22] Quốc hội (2005). Luật du lịch, Quốc hội, số 44/2005/QH11. Hà Nội. [23] Quốc hội (2005). Luật giáo dục, Quốc hội, số 38/2005/QH11. Hà Nội. [24] Quốc hội (2012). Luật lao động, Quốc hội, số 10/2012/QH13. Hà Nội. [25] Tạ Ngọc Hải (2008). Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 1 + 2, 65 - 69.

[26] Tổng cục Du lịch (2015). Báo cáo kỹ thuật Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 khu vực 3 tỉnh duyên hải miền Trung: Thừa Thiên Huế, TP.Đà Nẵng và Quảng Nam. Dự án số DCI-ASIE/2010/21662. Hà Nội.

[27] Trần Lương Công Khanh (2015). Một số thành tựu của ngành Du lịch Pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [online], viewed 05/04/2017, from < http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4950:mt- s-thanh-tu-ca-nganh-du-lch-phap-va-bai-hc-kinh-nghim-cho-vit-nam&catid=283:th- mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1017#_ftn1 >.

[28] Trần Quới (2015). Đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực Du lịch [online], viewed 28/06/2017, from < http://phuyentourism.gov.vn/detail/dao-tao--dao-tao-lai- nguon-nhan-luc-du-lich-5569.html >.

[29] Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008). Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[30] Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2016). Chương trình hành động của tỉnh uỷ về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên, số 05-CTr/TU. Phú Yên.

[31] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007). Chuyên đề “Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực”. Trung tâm thông tin – Tư liệu, số 10, Hà Nội.

[32] Vũ Thị Mai (2004). Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực con người. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 80, 53.

[33] www.wikipedia.org

Tài liệu nước ngoài

[1] Bruce N. Pfau and Ira T. Kay (2002). The Human Capital Edge: 21 People Management Practices Your Company Must Implement (or Avoid) to Maximize Shareholder Value. McGraw-Hill, New York.

[2] Kang, S., & Gould, R. (2002). Hospitality graduates’ employment status and job satisfaction. Journal of Hospitality and Tourism Education, 14(4), 11 – 18.

[3] Weiss et al., (1967), Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire. Minneapolis: University of Minnesota, Industrial Relations Center.

[4] Raddaha et al., (2012). Jordanian nurses’ job satisfaction and intention to quit. Leadership in health services, 25(3), 213 - 231.

[5]. Balzer et al., (2000). Users’ manual for the Job Descriptive Index (JDI; 1997 version) and the Job in General scales. In J. M. Stanton and C. D. Crossley (Eds.), Electronic resources for the JDI and JIG, Bowling Green, OH: Bowling Green State University.

PHỤ LỤC 01

XÂY DỰNG THANG ĐO

Mục tiêu mà bảng câu hỏi hướng đến: thu thập dữ liệu sơ cấp về thực trạng

chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên nhằm làm rõ hơn về tình hình thực tế mà dữ liệu thứ cấp chưa thể cung cấp.

- Căn cứ khoa học: trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu đi trước có liên quan, các báo cáo tổng hợp, báo cáo kỹ thuật, báo cáo thường niên, các tài liệu, kỷ yếu hội thảo, bài báo về ngành Du lịch trong và ngoài nước nói chung và về lao động trong ngành Du lịch nói riêng, các giáo trình về kinh tế du lịch, tác giả chắt lọc và tổng hợp lại.

- Đối tượng khảo sát là: lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên.

CHỈ TIÊU Cơ sở khoa học

THỂ LỰC

1. Điều kiện và môi trường tại nơi làm việc của Anh/Chị.

Kang, S., & Gould, R. (2002)

2. Việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc cho người lao động.

Balzer & cộng sự, (2000)

3. Công tác đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Raddaha và cộng sự (2012)

4. Công tác đảm bảo tinh thần cho người lao động. Raddaha và cộng sự (2012)

TRÍ LỰC

5. Kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ của Anh/Chị. Weiss và cộng sự (1967)

6. Mức độ hài lòng của Anh/Chị đối với nội dung công việc.

Weiss và cộng sự (1967)

công việc. (2000) 8. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự phục

vụ của Anh/Chị.

Kang, S., & Gould, R. (2002)

9. Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của Anh/Chị. Weiss và cộng sự (1967)

10. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại nơi làm việc Kang, S., & Gould, R. (2002)

TÂM LỰC

11. Ý thức trách nhiệm trong công việc của Anh/Chị.

Kang, S., & Gould, R. (2002)

12. Mức độ Anh/Chị sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Weiss và cộng sự (1967)

13. Việc cấp trên ghi nhận ý kiến đóng góp của Anh/Chị.

Kang, S., & Gould, R. (2002)

14. Chế độ đãi ngộ, phúc lợi tại nơi làm việc. Weiss và cộng sự (1967)

15. Chính sách lương, thưởng tại nơi làm việc. Kang, S., & Gould, R. (2002)

16. Cơ hội thăng tiến, phát triển trong nghề nghiệp của Anh/Chị tại nơi làm việc.

Kang, S., & Gould, R. (2002)

Kết quả nghiên cứu của Kang, S., & Gould, R. (2002)

Qua kết quả nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy các yếu tố tác động đến chất lượng lao động gồm có: (1) thanh toán tiền lương (pay), (2) sự thăng tiến (promotion), (3) cấp trên (supervisor), (4) đồng nghiệp (co-workers), (5) sự phát triển nghề nghiệp (career development).

Bằng các biến quan sát như sau: Bố trí, sắp xếp thời gian làm việc; Mức độ hài lòng đối với nội dung công việc, cơ hội sáng tạo giúp nhân viên tăng kiến thức cá nhân, thay đổi nhiệm vụ, số lượng công việc phân bổ cho mỗi nhân viên, tự chủ trong nơi làm việc, và sự phức tạp của công việc

Còn nhà nghiên cứu Weiss và cộng sự (1967) của trường Đại học Minnesota thì đưa ra các tiêu chí đo lường sự hài lòng công việc thông qua bảng câu hỏi hài lòng Minnesota (MSQ – Minnesota Satisfaction Questionnaire) trong đó có các câu hỏi về: khả năng sử dụng năng lực bản thân, thành tựu, tiến bộ, thẩm quyền, chính sách công ty, đãi ngộ, đồng nghiệp, sáng tạo, sự độc lập, giá trị đạo đức, sự thừa nhận, trách nhiệm, sự đảm bảo, địa vị xã hội, sự giám sát của cấp trên, điều kiện làm việc, ...

PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT

CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH

Kính thưa Quý Anh Chị!

Tôi là Tạ Minh Bảo Phong – Học viên tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Nhằm phục vụ cho việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng

cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên”, rất mong

Quý Anh/Chị dành thời gian chia sẻ một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam đoan Phiếu khảo sát này chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, mọi thông tin được cung cấp trong phiếu sẽ được bảo mật tuyệt đối.

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Cách trả lời: Quý Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ô vuông bên cạnh những

phương án phù hợp với ý kiến của mình.

1. Công việc hiện tại: Lễ tân  Phục vụ buồng  Phục vụ bàn, bar  Nhân viên bếp  Hướng dẫn viên  Nhân viên lữ hành  Nhân viên lái xe  Nhân viên khác 

2. Giới tính: Nam  Nữ 

3. Độ tuổi: Dưới 30  Từ 30 – 45  Trên 45 

4. Trình độ học vấn: Trên đại học  Đại học  Cao đẳng 

Trung cấp  Sơ cấp  Phổ thông trung học 

(Lưu ý: Nếu ở câu 4 chọn phương án “Phổ thông trung học” thì không trả lời câu 5)

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Cách trả lời: Quý Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ô trống phù hợp để đánh

giá các chỉ tiêu bên dưới theo thang điểm từ    tương ứng “Kém”  “Rất

tốt” CÁC CHỈ TIÊU Kém Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt THỂ LỰC

1. Điều kiện và môi trường tại nơi làm việc của Anh/Chị.

2. Việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc cho người lao động. 3. Công tác đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

4. Công tác đảm bảo tinh thần cho người lao động.

TRÍ LỰC

5. Kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ của Anh/Chị.

6. Mức độ hài lòng của Anh/Chị đối với nội dung công việc. 7. Mức độ phát huy khả năng của bản thân trong công việc.

8. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự phục vụ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 83 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)