0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng lao động tại các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 39 -42 )

6. Bố cục của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng lao động tại các doanh

nghiệp du lịch

1.4.1. Môi trường bên ngoài

- Trình độ phát triển về KTXH và quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới: ảnh hưởng đến nhận thức cuộc sống và năng lực hành vi của NLĐ thông qua điều kiện và môi trường sống. Trình độ phát triển KTXH tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt của đời sống NLĐ. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao CLNNL, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động. Mặt khác, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội vừa đem lại nhiều thách thức. Các quốc gia đều muốn và buộc phải tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để tránh tụt hậu và hưởng lợi nhiều hơn

từ kết quả toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đem lại, nhân lực ngành DL phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực, vươn tới chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho DL Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ DL có chất lượng của khu vực và thế giới.

- Trình độ phát triển của giáo dục và đào tạo: chất lượng lao động được phản ánh bởi chính khả năng làm việc của NLĐ, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch, chất lượng sản phẩm được tạo ra phụ thuộc vào kiến thức, trình độ chuyên môn và các kỹ năng của chính họ. Để không ngừng nâng cao năng lực làm việc NLĐ phải được tiếp cận và thụ hưởng một nền giáo dục tốt. Sự phát triển giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được nâng cao trí tuệ, kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng, khả năng sáng tạo… Từ lâu lịch sử đã chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Do vậy, việc nâng cao chất lượng lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với ngành DL, ngành tạo ra khối lượng lớn việc làm cho NLĐ.

- Trình độ phát triển về y tế và chăm sóc sức khoẻ: tác động nhất định đến tình trạng thể lực của NLĐ. Lao động ở bất cứ ngành nghề nào, dù lao chân tay hay lao động trí óc cũng cần có trạng thái thể lực tốt nhất để duy trì và phát triển trí tuệ, để biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người có điều kiện để tiếp thu và phát triển tri thức nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Cường độ làm việc của lao động trong ngành DL không cao nhưng phải chịu sức ép tâm lý và thường xuyên làm việc trong môi trường phức tạp. Vậy nên, trình độ phát triển y tế được đảm bảo đồng nghĩa với việc tăng cường hiệu quả của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ, góp phần nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch có chiều sâu.

1.4.2. Môi trường bên trong

- Quan điểm, chủ trương của lãnh đạo trong DN: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và nhận thức của lãnh đạo mà việc nâng cao CLNNL sẽ được mỗi đơn vị, mỗi tổ chức thực hiện khác nhau. Quan điểm và các chính sách quản trị của lãnh đạo đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra môi trường làm việc cởi mở, chia sẻ, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình và ngược lại. Yếu tố con người chính là chìa khoá thành công của DN. Vậy nên, lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức cần có sự quan tâm đúng mức trong đưa ra các chủ trương, chính sách, cụ thể như chính sách thu hút, tuyển dụng nhân lực, chính sách về đào tạo nhân lực, chính sách động viên, khen thưởng… nhằm nâng cao CLNNL, đặc biệt là lao động tại các DN DL để phát huy một cách hiệu quả năng lực của bộ phận lao động này.

- Khả năng tài chính của DN: nâng cao CLNNL là nhiệm vụ trọng yếu cho sự phát triển trong tương lai của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, không riêng gì hoạt động nhằm nâng cao CLNNL, để có thể thực hiện và duy trì mọi hoạt động trong tổ chức thì đòi hỏi DN phải có khả năng tài chính. Khả năng tài chính tốt sẽ là phương tiện để hiện thực hoá các chủ trương, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đang còn là kế hoạch cũng như các biện pháp nhằm khuyến khích, động viên NLĐ và vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tổ chức.

- Công tác tổ chức, thực hiện nâng cao CLNNL: một quan điểm, chính sách hợp lý, đúng đắn cùng với khả năng tài chính vững chắc thì cần có sự phối hợp đồng bộ, nghiêm túc của công tác tổ chức, thực hiện nhằm phát huy hiệu quả năng lực của NLĐ. LLLĐ gắn liền với tổ chức, nếu công tác tổ chức, thực hiện không nghiêm túc sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và không phát huy được tiềm năng của NLĐ, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của tổ chức. Mỗi DN đều có sự phân chia các phòng (ban) nhằm hỗ trợ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng (ban) trong việc nâng

cao chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nhằm đạt được những mục tiêu của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN (Trang 39 -42 )

×