Nội dung nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 37 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

1.3.1. Nâng cao về thể lực

Nâng cao về thể lực gắn liền với các hoạt động nhằm chăm sóc và đảm bảo sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong một tổ chức. Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát ở sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh. Sức khỏe tinh thần được thể hiện ở sự sảng khoái, thoải mái tinh thần, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, chủ động. Theo Luật lao động (2012), “hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”. DL là ngành sử dụng rất nhiều lao động và là một nguồn cung cấp việc làm đáng kể, đó là một trong những ngành tạo việc làm lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, việc nâng cao thể lực của NLĐ trong tổ chức nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì tình trạng khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần cao nhất của họ.

Sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn NNL, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của DN. Thể lực tốt chính là phương tiện truyền tải tri thức, tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Các DN cần nắm rõ tình trạng sức khoẻ của NLĐ để phân công công việc sao cho phù hợp. Đối với từng ngành khác nhau sẽ yêu cầu thể lực khác

nhau. DN nên chú trọng đến việc xây dựng các công cụ, chính sách chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho NLĐ, tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thể chất cũng như tinh thần, gia tăng động lực làm việc góp phần duy trì ổn định LLLĐ.

1.3.2. Nâng cao về trí lực

Đặc điểm của hoạt động du lịch là tỷ lệ dịch vụ chiếm một phần rất quan trọng để tạo ra chất lượng sản phẩm, vì vậy mỗi hoạt động, mỗi công đoạn trong hành trình du lịch như hoạt động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác đều mang đậm vai trò của NLĐ tại các DN du lịch. Sản phẩm DL có chất lượng hay không, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người và trình độ tay nghề của họ. Đội ngũ lao động có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi cùng với sự tinh thông và thành thạo trong kỹ năng làm việc sẽ giúp cho họ hoàn thành tốt công việc và mang lại tính hiệu quả cho DN. Điều này chứng tỏ rằng, việc nâng cao trình độ về mọi mặt của NNL, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng, liên tục và lâu dài.

Nâng cao trí lựcchính là việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ. Trình độ học vấn là nền tảng tri thức đầu tiên và là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động thực tiễn. Nâng cao trí lực cho NNL nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới hay những kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành để NLĐ có được hiệu quả lao động tốt nhất. Ngày nay, trước sự đòi hỏi bức xúc của cơ chế thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của DN thì công tác này là một nhiệm vụ cấp bách không thể thiếu đối với bất cứ một DN nào. Vì vậy, việc xây dựng các kế hoạch phát triển nghề nghiệp, chương trình đào tạo, bồi bưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cho NLĐ nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển của tổ chức và là chìa khoá của sự

thành công trong tương lai. Song, các hoạt động này cần thực hiện một cách khoa học và có sự nhất quán.

1.3.3. Nâng cao về tâm lực

Nâng cao tâm lực chính là nâng cao năng lực ý chí cũng như những giá trị đạo đức nghề nghiệp gắn với năng lực hoạt động của NLĐ, ý thức trách nhiệm trong công việc, tính kỷ luật, tác phong làm việc, tâm huyết với nghề, tinh thần hợp tác tương trợ, lòng trung thành với DN. Tâm lực của NLĐ là một yếu tố định tính gắn liền với yếu tố tinh thần chịu tác động trực tiếp bới các yếu tố khác như môi trường làm việc, các vấn đề về lợi ích của NLĐ, văn hoá DN, các mối quan hệ xã hội… Do vậy để góp phần nâng cao tâm lực của NLĐ, DN cần chú ý xây dựng các chương trình, chính sách động viên khen thưởng, chế độ thù lao, phúc lợi, cũng như xây dựng văn hoá DN, môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp để họ cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm đồng thời tạo động lực cho nhân viên phấn khởi làm việc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh phú yên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)