6. Bố cục của luận văn
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.4. Chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch
Theo Nguyễn Đăng Thảo và cộng sự (2002) cho rằng: LLLĐ là một bộ phận của NNL, thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm. Ngoài LLLĐ là bộ phận còn lại của NNL, tuy trong độ tuổi lao động, nhưng không có việc làm, không tích cực tìm việc làm, bao gồm: người đang đi học, người làm nội trợ trong gia đình, người nghỉ hưu, người mất sức trước tuổi lao động…
Trong Bách khoa toàn thư mở cũng cho rằng, LLLĐ bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động và chưa đến tuổi nghỉ hưu đang tham gia lao động. Những người không được tính vào là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.
Theo những nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng LLLĐ là một bộ phận của NNL. Vì vậy, trong phạm vi đề tài, việc nghiên cứu CLNNL cũng chính là nghiên cứu chất lượng lao động tại các DN du lịch
Theo Vũ Thị Mai (2004), “CLNNL là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của NLĐ với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của NLĐ”
Theo Nguyễn Tiệp (2005), “CLNNL là trạng thái nhất định của NNL, là tố chất, là bản chất bên trong của NNL, nó luôn có sự vận động và phản ánh sự phát triển KTXH cũng như mức sống, dân trí của dân cư”. Nó là một khái niệm tổng hợp về những người thuộc NNL được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn – kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội, phẩm chất đạo đức, hiệu quả hoạt động lao động…
Theo Đoàn Văn Khái (2005) thì khái niệm NNL chủ yếu phản ánh chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng của LLLĐ trong hiện tại và tương lai gần (dưới dạng tiềm năng) thể hiện qua hàng loạt yếu tố: sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tâm thần, mức sống, tuổi thọ, trình độ giáo dục và đào tạo, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao
động, các khía cạnh tâm lý, ý thức… trong đó trí lực, thể lực, đạo đức là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định và sức mạnh của NNL.
Cũng theo Bùi Văn Nhơn (2006), “CLNNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL”. Đó là các yếu tố về thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý xã hội.
Trong chuyên đề “Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007) đã đưa ra nhận định rằng: Điều quan trọng nhất trong NNL không phải là số lượng mà là chất lượng. Nói đến CLNNL là nói đến hàm lượng trí tuệ trong đó, nói tới “NLĐ có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp”. Trong NNL có sự kết hợp giữa thể lực, trí lực và nhân cách.
Theo phân tích của Tạ Ngọc Hải (2008) – Phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước thì: “CLNNL là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ… của NLĐ. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá CLNNL”.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của những tác giả đi trước, luận văn này tiếp cận khái niệm CLNNL như sau: CLNNL là tổng thể năng lực của LLLĐ được biểu hiện qua ba yếu tố chính: thể lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thể lực là phương tiện, là nền tảng để truyền tải tri thức, trí lực là yếu tố quyết định CLNNL, tâm lực là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hoá của thể lực, trí lực thành thực tiễn; có ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành những mục tiêu trong hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.