6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao tâm lực
Giải pháp 4: Nâng cao nhận thức về du lịch cho lao động tại các DN du lịch.
Muốn công tác đào tạo đạt hiệu quả cao và dẫn đến nâng cao chất lượng lao động, điều đầu tiên cần thay đổi là nhận thức của xã hội về ngành dịch vụ nói chung và ngành DL nói riêng và trước hết đó chính là bộ phận lao động tại các DN du lịch. Cụ thể:
-Phổ biến rộng rãi, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, du khách, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động DL trên địa bàn tỉnh về Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động DL với chủ đề: “Phú Yên – Hấp dẫn và thân thiện”… Đồng thời nâng cao ý thức, nhận thức của cán bộ, công chức trong ngành DL, các tổ chức, cá nhân kinh doanh DL, khách du lịch, người dân và cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm DL về ứng xử văn minh nhằm cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với ngành DL vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho NLĐ; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ý thức trách nhiệm về DL cho cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư, DN và NLĐ.
- Đồng thời, định hướng, giáo dục ý thức, thái độ trong việc đón tiếp và phục vụ khách DL của các tổ chức và cá nhân kinh doanh DL nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của dịch vụ DL của Phú Yên; xác định ứng xử văn minh trong hoạt động DL là yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết để phát triển DL có chất lượng, có chiều sâu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành DL Việt Nam hiện nay.
Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp:
- Không chỉ riêng các tổ chức, cá nhân kinh doanh DL mà trước hết, cơ quan quản lý Nhà nước về DL phải nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của ngành DL. Sau đó, cần phải có kế hoạch cụ thể, lâu dài và nhất thiết có
sự hỗ trợ lẫn nhau, liên kết trong xây dựng chiến lược. UBND tỉnh; các Sở, ban ngành có liên quan; tổ chức, cá nhân kinh doanh DL, Hiệp hội du lịch... cùng nhau đóng góp ý tưởng, sáng kiến.
- Các hoạt động tuyên truyền phải được thực hiện một cách phong phú, đa dạng, thiết thực, hiệu quả; kết hợp tuyên truyền bề nổi và bề sâu, huy động được nhiều lực lượng tham gia tuyên truyền theo hướng xã hội hóa, tạo được ấn tượng mạnh, ý nghĩa lớn. Công tác thông tin tuyên truyền phải được triển khai thường xuyên, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, tạo ấn tượng sâu sắc, có nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, cộng đồng, xã hội
Hiệu quả của giải pháp:
- Khẳng định vai trò của DL là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo môi trường DL phát triển.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của lao động tại các DN du lịch về ngành DL dần dần thay đổi tư tương của NLĐ về ý nghĩa xã hội, vai trò của ngành DL, cải thiện khả năng chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng cần thiết góp phần làm giảm tính bấp bênh về nhân sự ngành DL.
Giải pháp 5: Tăng cường các chính sách nhằm duy trì sự gắn bó của lao động tại các DN du lịch với DN.
Lao động có trình độ, kỹ năng giỏi là một lợi thế cạnh tranh lớn nhất của bất kỳ DN nào. Do vậy, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên của mình, các DN cũng luôn chú trọng đến việc duy trì được đội ngũ nhân viên ổn định, gắn bó lâu dài với tổ chức. Để thực hiện tốt điều đó cần có các giải pháp sau:
- Chính sách lương phải được quy định rõ ràng, cụ thể và phải gắn với chất lượng lao động; xây dựng thang lương cho NLĐ, quy định cụ thể thời gian định kỳ
thi nâng bậc lương hoặc xét nâng lương (tuỳ vào tình hình thực tế của mỗi DN), thời gian trả lương hàng tháng… Đặc biệt là quy định về tiền lương đối với NLĐ hợp đồng thời vụ, ngắn hạn phải mang tính nhân văn và phù hợp với tình hình thực tế.
- Phát triển đa dạng các hình thức thưởng và đãi ngộ đối với NLĐ như: thưởng tiền lương tháng 13, tiền thưởng các ngày lễ, thưởng sáng kiến, thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc…
- Các DN nên đánh giá hệ thống lương thưởng của mình trên các phân tích công việc, bằng cách xác định tất cả các yếu tố liên quan (nỗ lực, kỹ năng, trách nhiệm và điều kiện làm việc) của tất cả các vị trí công việc và phải đảm bảo tính công bằng của chế độ lương thưởng trong nội bộ.
- Chính sách phúc lợi phải được quy định rõ ràng về trách nhiệm nộp các khoản bảo hiểm cho NLĐ, các chế độ khi nghỉ đau ốm, thai sản, tai nan, các chế độ thăm viếng… đặc biệt là áp dụng đối với lao động hợp đồng thời vụ, ngắn hạn.
- Áp dụng mô hình “học viện” đối với các DN. Mô hình này có cơ cấu tổ chức tương đối ổn định và luôn chú trọng phát triển các kiến thức, kỹ năng và sự cam kết trung thành của các thành viên, việc khen thưởng dựa trên các thành tích cá nhân. Mô hình này thực hiện chính sách thăng tiến, đề bạt từ trong nội bộ và thường không tuyển dụng đối với các chức danh bên ngoài.
Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp:
- Người lãnh đạo DN phải biết được giá trị của lao động trong từng loại công việc, nắm bắt được thông tin về khung lương cho loại lao động đó, công việc đó trên thị trường lao động để quyết định mức lương, mức trả công lao động hợp lý.
- Để thực hiện công bằng trong chế độ lương thưởng đòi hỏi công bằng trong đánh giá kết quả công việc. Để có thể đảm bảo tính công bằng trong chế độ lương thưởng, các DN phải xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn công việc riêng cho mình
hoặc áp dụng theo các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia… Việc này đòi hỏi NLĐ phải được đào tạo kỹ năng theo tiêu chuẩn đã được công nhận.
Hiệu quả của giải pháp:
- Làm tăng năng suất lao động cá nhân, tạo động lực làm việc hăng say, tăng sự gắn bó với công việc và nơi làm việc hiên tại, tạo cho NLĐ cảm thấy có ý nghĩa trong công việc, cảm thấy mình quan trọng và có ích và từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
- NNL trong tổ chức sẽ được sử dụng hiệu quả nhất và có thể khai thác tối ưu các khả năng của NLĐ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hình thành nên tài sản quý giá của tổ chức đó là đội ngũ lao động giỏi, có tâm huyết, gắn bó với DN đồng thời thu hút được nhiều người tài về làm việc cho tổ chức. Tạo ra bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phần xây dựng văn hoá DN, nâng cao uy tín, hình ảnh của DN.